Vài nét về lịch sử nghiên cứu khí chất

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 119 - 121)

II CÁC KIỂU KHÍ CHẤT VÀ CƠ SỞ SINH LÍ CỦA CHÚNG I GIÁO DỤC KHÍ CHẤT

1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu khí chất

Từ lâu các nhà tâm lí học đã chú ý đến những sự khác nhau có tính chất cá biệt trong hành vi của con người. Ngay từ thời cổ đại, những người có kinh nghiệm đã ghi nhận rằng có những hình ảnh hành vi tiên biểu cho một cá nhân. Trong một tình huống nào đó, một người có những đặc tính hành vi nhất định sẽ hành động chỉ như thế này mà không như thế khác.

a. Những người Ấn Độ cổ đại theo chủ nghĩa khổ hạnh từ chối hoạt động thể lực, tính lực đã nêu nên một số quy luật trong sự khác nhau cá biệt của những người tách rời khỏi sự vận động. Họ đã cố gắng “tới gần thượng đế” bằng cách nằm hoặc đứng bất động hàng tháng trong bãi lầy đồng thời ngẫm nghĩ về “cái tôi” của mình. Họ cho rằng người mà trong cuộc sống hàng ngày luôn nóng nảy, dễ cảm xúc thì hoàn toàn không thể chịu được sự cố tình từ bỏ cảm xúc trong lúc im lặng không vận động (tức cái gọi là "chủ nghĩa khổ hạnh bên trong"). Còn những người rơi vào trạng thái xúc cảm (ý bệnh - histerin) là những người giữ được thăng bằng dễ chịu đựng hơn “chủ nghĩa khổ hạnh bên trong” như vậy.

b. Ngay ở Hi Lạp cổ đại, để chỉ những đặc điểm cá biệt của cá nhân, người ta đưa ra thuật ngữ khí chất (temperament). Lịch sử còn ghi lại tên tuổi Hipocrat (377 - 460 TCN) - một bác sĩ Hi Lạp - người đã phát hiện ra các khí chất. Những công trình nghiên cứu chứng minh rằng Hipocrat đã chỉ có một tư tưởng là có bốn chất lỏng trong cơ thể người ta và lỉ lệ khác nhau của các chất đó là cái quyết định hành vi của con người.

Một bác sĩ La Mã là Galen (130 - 250 TCN) đã hoàn thiện kĩ thuật của Hipocrat và phân loại con người thành bốn loại tương ứng với bốn khí chất. Các bác sĩ Hi Lạp - La Mã cổ đại đều cho rằng mỗi một khí chất đều phụ thuộc vào tỉ lệ giữa máu, chất nhầy và mật trong cơ thể người ta. Họ đã nêu lên các đặc tính sau đây của khí chất cơ bản.

+ Kiểu linh hoạt. Theo ý kiến của các bác sĩ điều đó thể hiện tiêu biểu ở sự có nhiều máu trong cơ thể. Kiểu này dễ thay đổi sự quyến luyến, thói quen. Tâm trạng của người kiểu này dễ chuyển sang các trạng thái có tính chất khác nhau. Người kiểu khí chất linh hoạt là người yêu đời, nhanh nhẹn, nhanh trí nhưng ít kiên nhẫn.

kiểu này biểu hiện rất rõ, nhất là các cảm xúc xấu. Người kiểu khí chất này sôi nổi, thường hay nóng nảy mặc dù sự nóng nảy qua đi rất nhanh. Người kiểu này rất nhanh nhẹn, rất có nghị lực và rất kiên quyết. Khi vui sướng hay đau khổ họ đều có rung động sâu sắc.

+ Kiểu điềm tĩnh: Trong cơ thể người thuộc kiểu điềm tĩnh có nhiều nước nhớt. Đặc điểm chủ yếu của kiểu này là kém nhanh nhẹn, hưng phấn cảm xúc yếu. Tuy vậy, thái độ bình tĩnh và kiên định đối với hiện thực thường là điều tốt. Người điềm tĩnh thường khó bị mất bản lĩnh. Thói quen và kĩ xảo của người kiểu này rất cố định và khó thay đổi.

+ Kiểu ưu tư: Trong cơ thể mà người kiểu này có nhiều mật đen hơn. Cảm xúc của người kiểu này mang tính chất mềm yếu. Bất kì một thất bại nào cũng gây ra ức chế. Người kiểu này hầu như luôn luôn u sầu. Tất cả mọi rung động ở người kiểu này đều xảy ra chậm chạp, nhưng khí sắc, tâm lí của người kiểu này dễ bị thương tổn. Trong đại đa số trường hợp những người kiểu này đều tỏ ra thụ động và tò mò.

Đến nay khoa học đã có những bước tiến vượt bậc nhưng những nét tiêu biểu của các kiểu khí chất được các nhà tư tưởng Hi Lạp - La Mã cổ đại mô tả là khá chính xác, đúng đắn về mặt tâm lí và ngày nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa của mình.

- I P. Paplov - nhà sinh học vĩ đại của Nga đã tìm thấy trong sự hoạt động cao cấp của não, một cơ quan có “điều chỉnh mọi hiện tượng xảy ra trong cơ thể” mà ở đó “ta có thể biết về toàn bộ cơ thể cùng với mọi thành phần của nó” cơ quan “những mối liên hệ phức tạp nhất của động vật với thế giới bên ngoài” và cuối cùng, là cơ quan phản ánh thế giới bên ngoài hoạt động của cơ quan này được thực hiện theo nguyên tác “liên hệ thần kinh tạm thời mà liên hệ tạm thời là hiện tượng sinh lí rất phổ biến trong giới động vật và ngay trong chính chúng ta. Đồng thời chính nó cũng là hiện tượng tâm lí”.

Bằng phương pháp phản xạ có điều kiện I. P. Paplov đã khám phá ra những quy luật của hoạt động thần kinh cấp cao và những thuộc tính cơ bản của quá trình thần kinh. Những thuộc tính cơ bản của quá trình đó là:

+ Cường độ của những quá trình thần kinh cơ bản: hưng phấn và ức chế. + Sự cân bằng của những quá trình này.

+ Tính linh hoạt của chúng.

Cường độ của quá trình thần kinh là chỉ số chứng tỏ năng lực làm việc của những tế bào thần kinh và của hệ thần kinh nói chung. Hệ thần kinh mạnh chịu đựng rất nhiều tác động và trong thời gian dài, trong khi đó hệ thần kinh yếu trong những điều kiện đó sẽ bị sứt vỡ.

Tính cân bằng là sự cân đối nhất định của quá trình hưng phấn và ức chế.

Tính linh hoạt là độ nhanh khi chuyển từ một quá trình này sang một quá trình khác để đảm bảo thích ứng với những thay đổi đáng kể và đột ngột của hoàn cảnh.

Như vậy, ba thuộc tính cơ bản của hệ thần kinh trong phân loại của Paplov khi được phối hợp với nhau theo các cách khác nhau sẽ tạo nên bốn kiểu hoạt động thần kinh cấp cao ảnh hưởng đến bốn khí chất.

Theo Paplov có bốn kiểu thần kinh cơ bản:

- Kiểu mạnh - cân bằng - linh hoạt, cơ sở sinh lí cho khí chất linh hoạt.

- Kiểu mạnh - cân bằng - không linh hoạt, cơ sở sinh lí cho khí chất điềm tĩnh. - Kiểu mạnh - không cân bằng, cơ sở sinh lí cho khí chất sôi nổi.

- Kiểu yếu (hưng phấn và ức chế đều yếu), cơ sở sinh lí cho khí chất ưu tư.

Những kiểu thần kinh này có chung ở động vật và người. Kiểu hình thần kinh biểu hiện ở trường lại của phản ứng, ở sự cân bằng, sự nhanh nhẹn trong hành vi. Bốn kiểu thần kinh trên không bao hàm tất cả những hình thức cá biệt muôn hình muôn vẻ của hoạt động thần kinh cấp cao của cá nhân. Những kiểu này là những "kiểu điển hình, thường hay gặp nhất và nổi bật nhất mà thực tế đã thể hiện một cách rõ ràng" và đó là những kiểu cơ bản. Ngoài ra còn có những kiểu chuyển tiếp và những hình thức trung gian giữa các kiểu trên. Những kiểu chuyển tiếp và những hình thức quá độ và cuối cùng là những kiểu hoạt động hệ thần kinh cấp cao bộ phận có thể là kết quả của những tư chất nhất định, chúng có thể được hình thành từ những kiểu cơ bản trong quá trình sống của cá thể. Paplov cũng chỉ ra rằng, nếu nói đến kiểu tự nhiên của hệ thần kinh thì cần phải tính đến mọi ảnh hưởng tác động vào cơ thể. Theo ông có thể có một kiểu trong đó quá trình hưng phấn mạnh và quá trình ức chế yếu hoặc là có một biến thái khác mà cả hưng phấn và ức chế đều mạnh nhưng hưng phấn trội hơn (biến thái trung tâm thường thấy) và cuối cùng biến thái thứ ba trong đó cường độ của quá trình hưng phấn và ức chế đạt đến một mức độ yếu như nhau, có nghĩa là cường độ được cân bằng.

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)