Quan điểm sinh vật hoá năng lực

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 176 - 177)

II – CẤU TRÚC CỦA NĂNG LỰC

a. Quan điểm sinh vật hoá năng lực

Quan điểm này cho rằng: bản chất, nguồn gốc của năng lực là do điều kiện tự nhiên quyết định, còn môi trường và giáo dục chỉ là điều kiện để cái tự nhiên trong con người được thể hiện ra, hoặc chỉ là những yếu tố thúc đẩy, có tác dụng làm bộc lộ sớm hơn hoặc muộn hơn những cái đã có sẵn đó mà thôi. Nhiệm vụ của nhà giáo dục chỉ nhằm làm phơi bày được những cái tự nhiên này của đứa trẻ. Quá trình phát triển năng lực chủ yếu là quá trình phát triển của gen, năng lực có tính chất tiền định, bất biến và phụ thuộc vào sự trang bị của gen (được mã hoá trong chương trình gen), nó được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các học giả tư sản khẳng định tư chất hoàn toàn quyết định năng lực và họ đồng nhất tư chất với năng lực (tư chất với năng lực là một). Họ cho rằng, năng lực chỉ là một thuộc tính tự nhiên của di truyền. Chẳng hạn:

Toocdai (1874 - 1949) cho rằng: tự nhiên ban cho con người một vốn nhất định, giáo dục chỉ cần làm bộc lộ vốn đó ra.

S. Freud (1856 - 1939) cho rằng tài năng của con người có nguồn gốc nằm trong tầng sâu bản năng dục vọng của con người và do sự biến dạng của bản năng tình dục. Ông cho rằng tài năng chẳng qua là sự thăng hoa của tình dục (năng lượng Libiđo). Hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học, văn nghệ sĩ chẳng qua là phương tiện để thoả mãn những mong muốn về tình dục mà họ không được thực hiện, bị dồn nén lâu ngày.

Ph. Gan ton (1882 - 1911) - nhà nhân chủng học người Anh,

trong cuốn, Các quy luật và hậu hoạ của cổ truyền tài năng, đã khẳng định: thiên tài, tài năng là do di truyền quyết định. Khi dùng trắc nghiệm trí tuệ để đo chỉ số thông minh IQ, ông rút ra kết luận: Con em nhà giàu có chỉ số thông minh cao hơn so với con em nhà lao động. Ông đã sử dụng điều này như một công cụ để phục vụ cho sự phân biệt đối xử trong xã hội và đã lấy rất nhiều ví dụ để cố chứng minh cho luận điểm nói trên như:

* Dòng họ gia đình nhạc sĩ thiên tài người Đức - J.Bach, trong 5 đời đã cung cấp cho xã hội 18 nhạc sĩ nổi tiếng.

Chủ nghĩa Mác đã phê phán kịch liệt quan điểm trên và cho rằng quan điểm này vừa sai lầm về mặt khoa học vừa phản động về mặt tư tưởng. Nó sinh ra chỉ nhằm bào chữa cho sự bất công trong xã hội có giai cấp, phục vụ cho quyền lợi của giai cấp thống trị, cho chính sách phân biệt chủng tộc. Từ quan điểm này họ đã gieo rắc vào quần chúng tư tưởng cho rằng năng lực phụ thuộc vào dòng dõi huyết thống, chỉ có dòng dõi quyền quý mới có năng lực xứng đáng để cai trị mọi người. Trong thực tế, có nhiều người xuất thân từ những gia đình rất bình thường nhưng vẫn trở thành những tài năng xuất chúng.

Chẳng hạn, thiên tài Lomonoxov là con của một gia đình đánh cá, Pharađay là con một gia đình thợ rèn, Sopanh là con một người kế toán...

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 176 - 177)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)