Mấy điểm cần chú ý khi bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 86 - 87)

II CÁC MẶT BIỂU HIỆN CƠ BẢN CỦA XU HƯỚNG

f) Mấy điểm cần chú ý khi bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh

Nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên là phải tìm mọi cách để gây hứng thú học tập cho học sinh, vì học tập là một quá trình lao động gian khổ.

K. D. Usinxki - nhà giáo dục Nga cho rằng: Trong học tập không có sự hứng thú mà chỉ dùng sức mạnh của sự cưỡng ép nó để làm cho óc sáng tạo của người ta ngày thêm mai một, nó sẽ làm cho người ta thờ ơ với hoạt động này. Vì vậy, muốn tránh việc trừng phạt và cưỡng bách học sinh thì cần phải làm cho việc dạy học trở nên hứng thú và dễ hiểu.

đọc sách, xem phim, hoạt động xã hội... Bồi dưỡng cho các em động cơ học tập đúng đắn - người giáo viên giữ vai trò chủ đạo xong việc bồi dưỡng hứng thú cho các em. Mặt khác, bản thân người giáo viên phải có hứng thú sâu rộng với chuyên môn của mình.

- Việc bồi dưỡng hứng thú cần đi đôi với việc bồi dưỡng nhân tài. Bởi vì, hứng thú bền vững thường gắn liền với năng lực cao và nhận thức sâu sắc nghĩa vụ và thiên hướng của cá nhân. Tuy nhiên, giữa hứng thú và năng lực không bao giờ đồng nhất. Nghĩa là xác định được học sinh có năng lực ở hoạt động nào và bồi dưỡng hứng thú cho các em theo năng lực đó, đồng thời phải nắm được điều kiện hình thành hứng thú. Hứng thú chỉ hình thành và phát triển khi hoạt động thoải mái, không căng thẳng, có hiệu quả, chỉ khi đó hoạt động mới có tính sáng tạo.

2.3. Thế giới quan và niềm tin

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)