Khái niệm về năng lực

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 162)

I KHÁ NỆM CHUNG VỀ NĂNG LỰC

1. Khái niệm về năng lực

1.1. Năng lực là gì

Năng lực là một vấn đề phức tạp, cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong quan niệm về năng lực. Ngay trong tâm lí học cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực. Xem xét một cách khái quát, trong tâm lí học có hai khuynh hướng khác nhau khi bàn về khái niệm năng lực.

- Khuynh hướng thứ nhất, xem năng lực như là một điều kiện tâm lí của cá nhân để hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó.

Theo N. X. Laytex và A. A. Xmiecnov: Những thuộc tính tâm lí nào của cá nhân là điều kiện để hoàn thành tốt những loại hoạt động nhất định gọi là năng lực.

Theo X.L. Rubinstein: Năng lực là toàn bộ những thuộc tính tâm lí làm cho con người thích hợp với một loại hoạt động nhất định.

Theo A.V. Petropxki: Năng lực là những đặc điểm tâm lí của cá nhân mà nhờ đó sự tích luỹ kĩ năng, kĩ xảo được dễ dàng và nhanh chóng...

Theo Phạm Minh Hạc: Năng lực là những đặc điểm tâm lí cá nhân đáp ứng được những đòi hỏi của hoạt động nhất định nào đó và là điều kiện để thực hiện có hiệu quả hoạt động đó.

- Khuynh hướng thứ hai, xem năng lực là những thuộc tính của cá nhân, bao gồm cả những thuộc tính tâm lí và cả những thuộc tính giải phẫu sinh lí.

Theo A. G. Covaliov: Năng lực là tổ hợp những thuộc tính của cá nhân, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được kết quả cao.

Theo K. K. Platonov: Năng lực là thuộc tính của nhân cách được xem xét trong mối quan hệ của chúng với những hoạt động xác định.

Theo Trần Trọng Thuỷ: Năng lực là sự phù hợp giữa một tổ hợp những thuộc tính nào đó của cá nhân với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, được thể hiện ở sự hoàn thành tốt đẹp hoạt động ấy.

hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằn đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy.

Theo Phạm Tất Dong: Năng lực là tổ hợp những đặc điểm tâm lí và sinh lí của cá nhân đang là những điều kiện chủ quan để cá nhân đó thực hiện có kết quả một hoạt động.

Từ những quan niệm trên đây, chúng ta có thể định nghĩa khái niệm năng lực như sau:

Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động có kết quả.

Thứ nhất, năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, có nghĩa là:

- Năng lực không phải là một thuộc tính, một đặc điểm tâm lí, mà bao gồm nhiều thuộc tính được kết hợp với nhau, tương tác lẫn nhau, đặc trưng cho mỗi cá nhân.

- Năng lực cũng không phải mọi thuộc tính của cá nhân, mà chỉ gồm những thuộc tính tương ứng với những đòi hỏi của một hoạt động nhất định nào đó, làm cho hoạt động đó đạt kết quả cao. Năng lực không phải phép cộng đơn giản mà là sự tương tác lẫn nhau giữa các thuộc tính làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định.

Thứ hai, năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định.

Nói đến năng lực bao giờ chúng ta cũng nói đến năng lực trong một hoạt động cụ thể, không có thứ năng lực chung chung không gắn với một hoạt động nào. Ví dụ: năng lực hoạt động chính trị, năng lực hoạt động khoa học kĩ thuật, năng lực hoạt động nghệ thuật, năng lực kinh doanh, năng lực tổ chức...

- Năng lực là thuộc tính độc đáo của mỗi cá nhân được thể hiện ở chỗ mỗi người khác nhau thì biểu hiện năng lực khác nhau và múc độ của năng lực cũng khác nhau. Cùng một loại năng lực nhưng ở người này khác với người kia, có thể do cấu trúc của chúng khác nhau. Chẳng hạn, cùng có khả năng làm thơ nhưng thơ của Tố Hữu khác với thơ của Chế Lan Viên.

- Những thuộc tính của cá nhân bao gồm cả những đặc điểm tâm lí và đặc điểm giải phẫu sinh lí (chủ yếu là đặc điểm của hệ thần kinh). Ví dụ, thính giác tốt, cơ quan phát âm tốt là điều kiện tốt cho năng lực âm nhạc, thị giác tốt, khả năng cảm thụ màu sắc, không gian là điều kiện tốt cho phát triển năng lực hội hoạ...

Tuy vậy, năng lực của con người không có sẵn, nghĩa là con người sinh ra không có sẵn một loại năng lực nào cả. Năng lực con người được hình thành, phát triển và biểu hiện trong hoạt động, trong cuộc sống. Khi chưa xem xét, quan sát hoạt động của cá nhân thì chưa thể nói cá nhân đó có hay không có năng lực đối với một loại hình hoạt động nào đó. Ví dụ, ta không thể nói năng lực âm nhạc của một em bé nếu em đó chưa học nhạc; dù là hình thức sơ đẳng nhất. Ta chỉ có thể kết luận được khi em đó được học, được thể

hiện những gì mình có trong hoạt động âm nhạc.

Giữa năng lực và tri thức, kĩ năng. kĩ xảo có mối quan hệ mật thiết với nhau. Năng lực của trẻ hình thành và phát triển, một mặt phụ thuộc vào tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của các em. Trong quá trình lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thì năng lực của các em cũng được phát triển. Nói một cách cụ thể, tri thức, kĩ năng, kĩ xảo là điều kiện, là cơ sở để hình thành năng lực. Mặt khác quá trình lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh phụ thuộc vào năng lực của các em. Năng lực tao điều kiện cho học sinh dễ dàng và nhanh chóng nắm được một cách sâu sắc và bền vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Ví dụ, những em có năng lực trong lĩnh vực toán học như khả năng ghi nhớ các kí hiệu, khả năng tưởng tượng không gian khả năng tư duy lôgic... thì sẽ tiếp thu nhanh hơn các tri thức và kĩ năng, kĩ xảo toán học. Và khi được tiếp thu nhiều tri thức, kĩ năng, kĩ xảo toán học thì năng là toán học của em càng phát triển hơn.

Tuy nhiên, năng lực và tri thức, kĩ năng, kĩ xảo không đồng nhất với nhau. Một người có năng lực trong một lĩnh vực nào đó tức là có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực đó. Nhưng một người có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong một lĩnh vực chưa chắc đã có năng lực trong lĩnh vực đó.

- Năng lực vừa là tiền đề vừa là kết quả của hoạt động. Để hình thành năng lực con người phải tích cực tham gia vào các hoạt động tương ứng.

Thông qua tổ chức hoạt động, người ta có thể chủ động tạo ra năng lực trong một lĩnh vực hoạt động nào đó. Như vậy, năng lực là kết quả của sự phát triển nhân cách, phụ thuộc vào quá trình phát triển nhân cách. Điều đó cắt nghĩa tại sao không bao giờ có sự bình đẳng về năng lực của con người, đồng thời nó cũng cho phép bác bỏ những quan điểm định mệnh về năng lực con người.

Năng lực là yếu tố hợp thành trong một hoạt động cụ thể chứ không chỉ là sự tương ứng hay sự phù hợp giữa một bên là yêu cầu của hoạt động và một bên là tổ hợp những thuộc tính tâm lí cá nhân. Điều đó nói lên năng lực mang tính cơ động mềm dẻo.

1.2. Một số thuật ngữ có liên quan

Để hiểu rõ hơn khái niệm năng lực, chúng ta cần phân biệt nó với một số khái niệm có liên quan khác như năng khiếu, khả năng, tư chất, thiên hướng...

* Khả năng là khái niệm trong ngôn ngữ đời thường được dùng để thay thế khái niệm năng lực (trong tiếng Anh cả hai thuật ngữ này có chung một từ là ability). Tuy nhiên, về mặt khoa học giữa hai thuật ngữ này có sự khác biệt nhau về chất.

Khả năng là hệ thống phức hợp các quá trình, các thuộc tính của cá nhân, nhờ đó con người có thể giải quyết được những yêu cầu đặt ra cho mình trên con đường phát triển.

Khả năng gồm có kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thói quen, thái độ ý chí, xúc cảm, khí chất, chúng cùng kết hợp với nhau tham gia vào hoạt động, tạo ra kết quả của hoạt động.

Như vậy, bình thường ai cũng có những khả năng nhất định. Người ta nói đến khả năng ban đầu như là kết quả quá trình sống của trẻ trong xã hội, nó nảy sinh không cần sự tác động của quá trình giáo dục.

Năng lực phát triển trên nền khả năng và là một bậc cao hơn so với khả năng. Hiểu theo nghĩa này thì bất cứ một cá nhân bình thường nào cũng có những năng lực nhất định. Ví dụ, có hai học sinh cùng giải quyết một nhiệm vụ như nhau, hoàn thành trong khoảng thời gian như nhau, đạt được kết quả như nhau, chúng ta sẽ đánh giá hai học sinh này có khả năng như nhau. Nhưng nếu một học sinh đã được học cách để giải quyết nhiệm vụ đó còn học sinh kia thì chưa được học nhưng đã sáng tạo ra cách giải quyết công việc thì chúng ta đánh giá trường hợp thứ hai có năng lực hơn.

Khả năng là cái đảm bảo xác suất thực hiện một thao tác tư duy, hoặc một hành động thực tiễn, nó không phản ánh trực tiếp mức độ phát triển một năng lực, nó phụ thuộc rất nhiều vào sự luyện tập. Năng lực cho thấy xác suất tiến bộ của một người, cho thấy tương lai của một người, cho thấy mức độ mà khả năng của người đó có thể vươn tới mà không cần có sự nỗ lực quá mức. Ví dụ, một người có năng lực học toán thì tiếp thu dễ dàng, có chất lượng và nhanh chóng các tri thức toán học mà không cần cố gắng nhiều.

Về mặt nguyên tắc, bất cứ một chức năng tâm lí nào cũng có thể được xem là một năng lực nếu nhìn nhận nó từ góc độ hiệu suất trong một hoạt động nhất định.

* Tư chất

Tư chất là một tổ hợp bao gồm cả những đặc điểm giải phẫu và những đặc điểm chức năng tâm - sinh lí mà cá thể đạt được trong một giai đoạn phát triển nhất định dưới ảnh hưởng của môi trường sống và hoạt động của cá nhân. Nghĩa là, năng lực có tiền đề là các tổ chức cơ thể được di truyền ổn định dưới dạng tư chất (tố chất hay các yếu tố bẩm sinh di truyền của cơ thể). Đó là tất cả những tiềm năng phát triển, là điều kiện xuất phát để phát triển năng lực cá nhân. Ngay từ lúc lọt lòng mẹ, mỗi con người đều có tư chất khác nhau. Tư chất là cơ sở vật chất của sự phát triển năng lực, có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và chiều hướng phát triển năng lực, nhưng tư chất không bao hàm năng lực.

Giữa tư chất và năng lực có một khoảng cách rất lớn. Tư chất là điều kiện cần nhưng chưa đủ để phát triển năng lực. Tư chất không quy định trước sự phát triển năng lực. Ví dụ, đôi tai thính không quyết định đứa trẻ có trở thành nhạc sĩ hay không... Năng lực bao giờ cũng cụ thể và xác định vì nó gắn với thành tích của hoạt động, nó không do tư chất sinh ra một cách trực tiếp mà là kết quả phát triển của nhân cách dựa trên tư chất.

* Thiên hướng

Nhiều khi một người có thiên hướng đối với một hoạt động nào đó cũng được xem là người có năng lực về lĩnh vực đó. Thiên hướng là khuynh hướng của cá nhân đối với một hoạt động nào đó thể hiện sự yêu thích đối với hoạt động đó, nắm bắt nhanh những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong lĩnh vực đó và đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên, thiên

hướng chỉ là mức độ bộc lộ đầu tiên của năng lực trong hoạt động dựa trên những tư chất nhất định. Tức là, nếu gặp điều kiện hoạt động phù hợp thì tư chất mới bộc lộ thành thiên hướng. Đó chỉ là dấu hiệu đầu tiên của năng lực chứ chưa phải năng lực. Thậm chí còn có thiên hướng giả tạo thì càng không phải là biểu hiện của năng lực.

* Năng khiếu

Ngày nay khái niệm về năng khiếu và mối quan hệ giữa năng lực và năng khiếu chưa được hiểu nhất quán. Có người cho rằng năng khiếu là một mức độ biểu hiện của năng lực và cao hơn so với thiên hướng. Song cũng có ý kiến cho rằng năng khiếu chưa phải là khả năng hay một bậc nào đó của năng lực. Bởi vì, nếu năng khiếu không được tổ chức hoạt động trong những điều kiện thuận lợi thì năng khiếu cũng bị thui chột. (Vấn đề này chúng ta sẽ bàn kĩ hơn ở phần sau).

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)