THƠ: BÉ LÀM BAO NHIÊU NGHỀ

Một phần của tài liệu giáo án mầm non 4 5 tuổi cả năm (full đầy đủ) (Trang 238 - 242)

Hoạt động bổ trợ:

Trò chơi: Sắp xếp theo thứ tự

I- môc ĐÍCH- YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

+ Trẻ 3 tuổi

- Trẻ biết tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”

+ Trẻ 4 tuổi

- Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơBé làm bao nhiêu nghề”

- Trẻ thuộc thơ và biết đọc diễn cảm cùng cô.

-Trẻ hiểu có nhiều nghề khác nhau trong xã hội mỗi nghề đều có ích cho xã hội.

2. Kü n¨ng:

- Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ nói mạch lạc, rõ ràng.

- Phát triển sự chú ý, tưởng tượng, tư duy.

- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.

- Phát triển trí nhớ và cảm xúc với hình tượng của bài thơ 3. Thái độ.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, tôn trọng, biết ơn người lao động.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng - đồ chơi:

+Đồ dùng cho cô:

- 1 bộ tranh minh họa bài thơ“Bé làm bao nhiêu nghề” 1 bộ tranh minh họa bài thơ rời.

+Đồ dùng cho trẻ.

-1 bộ tranh minh họa bài thơ rời.

- Mỗi đội 3 vật cản.

2. Địa điểm:

- Trong lớp học.

II- tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định – Gây hứng thú

-Cho trẻ hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân ” +Các con ơi, các con vừa hát bài hát gì?

+Các con có biết nghề nghiệp của chú công nhân trong là gì không?

+Xây nhà được gọi là nghề gì?

+Còn cô công nhân dệt may cho chúng mình rất nhiều quần áo đẹp để chúng mình mặc hàng ngày đấy đó là nghề gì?

+Thế ngoài nghề xây dựng, thợ may ra các con có biết nghề nào khác không?( gọi 2-3 trẻ)

+Các con có biết cô giáo của các con làm nghề gì không?

-Giáo dục trẻ,tôn trọng các nghề trong xã hội, tôn trọng người lao động và sản phẩm mà người lao động làm ra.

2.Giới thiệu bài

-Các con ạ, để nói về những công việc mà hàng ngày những người lớn vẫn làm nhà thơ Yên Thao đã mổ tả lại những công việc đó qua những trò chơi mà hằng ngày chúng mình vẫn được chơi ở lớp, đó là bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề ” mà cô sẽ đọc cho chúng mình nghe đấy.

Các con ngồi ngoan nghe cô đọc bài thơ này nhé.

3.Nội dung:

a) Hoạt động 1. Đọc thơ diễn cảm

+ Cô đọc lần 1 : Cô đọc diễn cảm thể hiện cử chỉ , điệu bộ.

- Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ là tâm sự của bạn nhỏ khi học ở trên lớp bạn ấy đã được đóng vai làm rất nhiều việc của người lớn nào là làm thợ nề, thợ mỏ…nhưng đến chiều mẹ đến đó về bé lại trở lại là một em bé cần được bố mẹ quan tâm và cham sóc.

+ Cô đọc lần 2 : Kết hợp tranh

- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả: Bé làm bao nhiêu nghề sáng tác Yên Thao.

- Cho trẻ đọc tên bài thơ.

- Cho trẻ đếm số tiếng trong tên bài thơ.

- Trò chuyện về nội dung qua từng bức tranh.

- Hớng dẫn cách mở tranh, giữ gỡn bảo vệ tranh - Cô đọc kết hợp tranh minh họa.

b) Hoạt động 2: Trích dẫn,đàm thoại.

-Trẻ hát

-Cháu yêu cô chú công nhân

-Xây nhà

-Nghề xây dựng -Nghề may

-Nghề dạy học, nghề y -Dạy học, vệ sinh lớp, xúc cơm cho cháu ăn…

-Lắng nghe

-Lắng nghe

-Lắng nghe -Trẻ đọc -Trẻ đếm

-Trò chuyện cùng cô -Quan sát

-Lắng nghe

-Bé làm bao nhiêu

+Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

+Do ai sáng tác?

-Trích dẫn: “Bé chơi làm thợ nề Xây nên bao nhà cửa Bé chơi làm thợ mỏ Đào lên thật nhiều than Bé chơi làm thợ hàn Nối nhịp cầu đất nước Bé chơi làm thầy thuốc Chữa bệnh cho mọi người Bé chơi làm cô nuôi Xúc cơm cho cháu bé”

+Trong đoạn thơ vừa rồi bạn đã kể bạn được chơi làm những gì?

+Công việc của thợ nề là gì?

+Đào lên thật nhiều than là công việc của nghề gì?

+Thợ hàn làm gì?

+Công việc của thầy thuốc là làm gì?

+Cô giáo thì làm những công việc gì?

-Trích dẫn: “Một ngày ở nhà trẻ Bé làm bao nhiêu nghề Chiều mẹ đến đón về Bé lại là cái cún”

+Đó là những công việc bé đã làm ở đâu?

+Chiều mẹ đón về bé lại là ai?

-Bạn nhỏ trong bài thơ đã được chơi làm rất nhiều nghề đó là những công việc của người lớn đúng không.

+Các con ở lớp thì được chơi làm những gì?

+Con thích chơi làm gì nhất trong những nghề mà bạn đã kể?

-Giáo dục trẻ:Nghề nào cũng quan trọng cũng có ích cho xã hội cũng được mọi người yêu quý.

C) Hoạt động 3 : Dạy trẻ đọc thơ

-Nhắc trẻ khi đọc phải thể hiện được cử chỉ điệu bộ,thể hiện được tình cảm yêu quý các nghề trong xã hội.

-Cả lớp đọc cùng cô 2 lần.

-Mỗi tổ đọc 1 lần

-Nhóm bạn trai, bạn gái đọc -Cá nhân đọc: 2-3 trẻ đọc.

*Trò chơi: Sắp xếp tranh theo thứ tự.

-Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội nhiệm vụ của 2 đội là bật qua các vật cản lấy tranh sắp xếp theo thứ tự nội dung bài

nghề

-Lắng nghe

-Thợ nề, thợ mỏ, thầy thuốc, thợ hàn, cô giáo -Xây nhà cửa

-Thợ mỏ

-Làm cầu, cửa…

-Khám bệnh

-Xúc cơm cho cháu bé -Lắng nghe

-Ở nhà trẻ -Cái cún

-Trẻ trả lời

-Lắng nghe

-Cả lớp đọc -Nhóm đọc -Cá nhân đọc -Lắng nghe

thơ.

-Luật chơi: Thời gian giành cho 2 đội là 2 phút mỗi lượt lên chỉ được lấy một bức tranh đội nào dán song trước thì đội đó sẽ chiến thắng.

-Cho trẻ chơi 2-3 lần.

-Nhận xét kết quả chơi.

4.Củng cố.

+Các con vừa được học bài thơ gì?

+Do ai sáng tác?

Giáo dục : Nếu yêu quý một trong những nghề mà bạn nhỏ và các con đã được chơi làm trên lớp thì chúng mình cần phải ngoan học giỏi để biến những ước mơ đó thành sự thật nhé.

5.Kết thúc

-Nhận xét- tuyên dương

-Trẻ chơi

-Bé làm bao nhiêu nghề

-Lắng nghe

Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):

…...

...

………..

………..

………..

Lý do: ………..

………..

………..

………..

Tình hình chung của trẻ trong ngày:

……….

………..

………..

……….

……….

………..

………..

………

……….

………..

Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…):

……….

………..

……….

……….

………..

………

…..

……….

……….

……….

……….

………..

……….

……….

……….

Thứ 5 ngày tháng n¨m 2014

HOẠT ĐỘNG: Làm quen với toán

Một phần của tài liệu giáo án mầm non 4 5 tuổi cả năm (full đầy đủ) (Trang 238 - 242)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(559 trang)
w