SO SÁNH ĐỘ LỚN CỦA 2 ĐỐI TƯỢNG

Một phần của tài liệu giáo án mầm non 4 5 tuổi cả năm (full đầy đủ) (Trang 349 - 353)

Hoạt động bổ trợ:

Trò chơi : Một số bài thơ, câu chuyện trong chủ đề.

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1 Kiến thức:

+ Trẻ 3 tuổi

-Hình thành cho trẻ cách so sánh về độ lớn của 2 đối tượng.

+ Trẻ 4 tuổi

-Trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về độ lớn của 2 đối tượng.

-Trẻ biết so sánh về độ lớn của 2 đối tượng.

2. Kỹ năng:

-Trẻ có kĩ năng so sánh To hơn - Nhỏ hơn.

-Sử dụng đúng từ ngữ To hơn - Nhỏ hơn trong việc so sánh độ lớn 2 đối tượng.

-Rèn trẻ kĩ năng chú ý quan sát hgi nhớ có chủ định.

3. Giáo dục:

- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ :

1.Đồ dùng cho cô và cho trẻ

* Đồ dùng của cô:Gấu anh, gấu em, 3 cái giỏ, 2 chai mật ong.

*Đồ dùng cho trẻ:Mối trẻ 1 thỏ anh,1 thỏ em,2 bông hoa, 2 cây nấm độ lớn khác nhau 2. Địa điểm

- Lớp học

III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định

- Cho trẻ đọc bài thơ : Rong và cá

+ Các con vừa đọc bài thơ nói về con gì ? + Con cá là động vật sống ở đâu ?

+Noài cá là động vật sống dưới nước ra thì các con còn biết có những động vật nào sống ở đâu nữa?

-Giáo dục trẻ: Thế giới động vật rất là phong phú,mỗi loại đều có một vẻ đẹp và lợi ích khác nhau. Vì vậy, chúng ta phải biết bảo vệ những loại động vật nhé.

2.Giới thiệu bài:

-Trong rừng có rất nhiều các con vật khác nhau, có con vật thì to, con vật thì nhỏ để biết con nào to hơn, con nào nhỏ thì giờ học ngày hôm nay cô sẽ dạy chúng mình bài học “ So sánh độ lớn của 2 dối tượng”

3.Nội dung:

a ) Hoạt động 1: Ôn tập nhận biết sự khác biệt rõ nét về độ lớn của 2 đối tượng.

-Cô giới thiệu với lớp mình hôm nay lớp mình có 2 vị khách mời rất đặc biệt các con có muốn biết đó là ai không?

-Cho trẻ chơi chốn cô.

-Anh em nhà gấu xin chào cả lớp.

+Tớ đố các bạn biết mình là gấu anh hay là gấu em?

+Vì sao các bạn lại biết mình là gấu anh?

+Vì sao các bạn biết mình là gấu em?

+Gấu anh mặc áo màu gì?gấu em mặc áo màu gì?

-Và hôm nay đến đây 2 anh em nhà gấu con mang theo một món quà nữa đấy đó là 2 chai mật ong.

-Anh em nhà gấu muốn nhờ lớp mình phân biệt giúp chai nào to, chai nào nhỏ.Chai to thì giành cho gấu anh, còn chai nhỏ thì giành cho gấu em.

-Mời cá nhân trẻ lên chọn sau đó cho trẻ nhắc lại.

-Anh em gấu cảm ơn và ra về.

b) Hoạt động 2 : Dạy trẻ so sánh độ lớn của 2 đối tượng.

- Cô có 1 câu chuyện rất hay kể về 2 anh em nhà Thỏ . Đó là truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”.Bây giờ cô sẽ kể cho lớp mình nghe nhé.

- Cô kể chuyện chậm rãi nhẹ nhàng : Ở một nhà kia có 2 anh em Thỏ sống cùng mẹ. Bố đi làm xa nên cậu nào cũng muốn tỏ ra mình là đứa con ngoan nhất và đáng khen nhiều nhất. Biết chuyện ,Thỏ mẹ

-Rong và cá -Dưới nước

-Gia đình, trong rừng…

-Lắng nghe

-Lắng nghe

-Có ạ

-Gấu anh -Vì to hơn -Vì nhỏ hon

-Gấu anh mặc màu đỏ, em mặc áo màu xanh

-Trẻ lên chọn

-Lắng nghe

bảo 2 anh em : Sáng nay, các con được nghỉ học, Thỏ anh lên rừng hái cho mẹ 10 chiếc nấm

hương,còn Thỏ em ra đồng hái cho mẹ 10 bông hoa.Đường xa các con đi nhớ phải cẩn thận nhé”.

Thỏ mẹ đưa 2 anh em mỗi người một cái giỏ và Thỏ mẹ 1 cái để đi hái rau.

- Cô đưa 3 cái giỏ ra và hỏi trẻ . +Các con nhìn xem cô có gì đây nào?

-Cô giơ giỏ của Thỏ mẹ lên cho trẻ quan sát và cho trẻ so sánh.

+ Giỏ của Thỏ mẹ như thế nào so với giỏ của Thỏ anh và Thỏ em?

-Cô chồng giỏ của Thỏ mẹ lên miệng giỏ của Thỏ anh và Thỏ em để trẻ quan sát.

+So sánh giỏ của Thỏ anh và giỏ của Thỏ em như thế nào so với nhau?

+Cái giỏ nào to hơn ? +Cái giỏ nào nhỏ hơn ?

- Cô đặt giỏ nhỏ vào miệng giỏ to và cho trẻ quan sát và nhận xét.

- Cô giơ giỏ to có nơ xanh trẻ nói “to hơn”

- Cô giơ giỏ nhỏ có nơ đỏ trẻ nói “nhỏ hơn”

- Cô kể tiếp : Anh em nhà Thỏ cầm giỏ để đi hái nấm Thỏ anh mặc áo màu xanh còn thỏ em mặc áo màu vàng.

- Cô đưa hai chú Thỏ ra cho trẻ quan sát và nhận xét +Thỏ nào to hơn ? Thỏ nào nhỏ hơn ?

-Cô và trẻ cùng đặt 2 chú Thỏ lên và cho thỏ em trốn đằng sau thỏ anh.

+Vì sao con biết Thỏ anh to hơn,thỏ em nhỏ hơn ? - À đúng rồi thỏ anh to hơn thỏ em vì khi thỏ em trốn sau lưng thỏ anh thì thỏ anh đã che kín thỏ em các con không sao nhìn thấy thỏ em nữa, còn thỏ anh không trốn được sau thỏ em vì thỏ em nhỏ hơn nên không che kín được thỏ anh.

-Cô chỉ vào thỏ anh – trẻ nói “to hơn”

-Cô chỉ vào thỏ em – trẻ nói “ nhỏ hơn -Thỏ mặc áo xanh – trẻ nói “to hơn”

-Thỏ mặc áo vàng – trẻ nói “nhỏ hơn”

- Cô kể tiếp : Thế là 2 anh em nhà thỏ mỗi người cầm 1 cái giỏ vào rừng hái hoa và hái nấm đem về tặng mẹ.

-Trẻ quan sát -Cái giỏ

-Bằng giỏ thỏ anh, to hơn giỏ thỏ em.

-Trẻ quan sát -Không bằng nhau -Giỏ thỏ anh to hơn -Giỏ thỏ em nhỏ hơn -Trẻ quan sát

-Trẻ nói to hơn -Trẻ nói nhỏ hơn -Lắng nghe

-Thỏ anh to, thỏ em nhỏ

-Thỏ anh che không nhìn thấy thỏ em.

-Trẻ nói to hơn -Trẻ nói nhỏ hơn

+Các con có muốn đi hái hoa và nấm giúp anh em nhà thỏ không ?

c) Hoạt động 3 : Trò chơi luyện tập

* Trò chơi 1 : Thi xem ai nhanh +Thỏ mẹ dặn thỏ em làm gì ?

-Các con hãy giúp thỏ em hái hoa nhé.

-Cho trẻ xếp 2 bông hoa ra bàn.

+Hoa nào to hơn ? Hoa nào nhỏ hơn ?

- Khi cô nói hoa màu đỏ, trẻ giơ hoa màu đỏ và nói

“to hơn”. Cô nói hoa màu vàng trẻ giơ hoa màu vàng và nói “ nhỏ hơn”

- Cho trẻ bỏ hoa vào rổ.

+Mẹ đã dặn thỏ anh hái gì ?

- Các con hãy giúp thỏ anh hái nấm nhé - Trẻ xếp 2 cây nấm ra bàn

- Nấm nào to hơn ? Nấm nào nhỏ hơn ?

- Khi cô nói nấm màu đỏ, trẻ giơ nấm màu đỏ và nói

“nhỏ hơn”. Cô nói nấm màu xanh trẻ giơ hoa màu xanh và nói “ to hơn”

- Hoặc cô nói “to hơn” trẻ giơ nấm màu xanh. “nhỏ hơn” trẻ giơ nấm màu đỏ.

-Cho trẻ bỏ nấm vào rổ.

*Trò chơi 2 : Hãy làm cho đúng

- Cô kể tiếp : Vậy là 2 anh em gấu đã hái được nhiều nấm và hoa về tặng mẹ rồi. Bây giờ các con hãy giúp anh em gấu mang hoa và nấm về nhà nhé.

Cô chia làm 2 đội, đội 1 lấy nấm to – hoa to bỏ vào giỏ to. Đội 2 lấy nấm nhỏ - hoa nhỏ bỏ vào giỏ nhỏ.

- Cho trẻ chơi và nhận xét kết quả chơi.

4.Củng cố

+ Hôm nay cô dạy các con bài học gì?

-Giáo dục trẻ.

5.Kết thúc

- Nhận xét- Tuyên dương.

-Có ạ

-Hái hoa

-Hoa màu đỏ to, màu vàng nhỏ

-Hái nấm

-Nắm màu đỏ to, nấm màu xanh nhỏ

-Lắng nghe

-So sánh đọ lớn của 2 đối tượng.

Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):

…...

...

Lý do: ………..

………..

Tình hình chung của trẻ trong ngày:

……….

………..

………..

……….

……….

………..

Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…):

……….

………..

……….

……….

………..

………

…..

……….

Thứ 6 ngày tháng năm 2014.

Hoạt động chính: Âm nhạc

Một phần của tài liệu giáo án mầm non 4 5 tuổi cả năm (full đầy đủ) (Trang 349 - 353)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(559 trang)
w