TRÒ CHUYỆN VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẦM HÀ CỦA EM

Một phần của tài liệu giáo án mầm non 4 5 tuổi cả năm (full đầy đủ) (Trang 583 - 587)

Hoạt động bổ trợ:

Trò chơi: Nu na nu nống, chọn đúng trang phục.

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức

+Trẻ 3 tuổi.

-Cung cấp kiến thức, hiểu biết cho trẻ về quê hương đầm hà.

+Trẻ 4 tuổi.

-Trẻ biết tên thôn, tên xã, tên huyện nơi trẻ sinh sống, biết nghề truyền thống của quê hương.

-Trẻ nhận biết trang phục của dân tộc Dao, biết di tích lịch sử tượng đài Hà Quang Vóc, lễ hội Đình Đầm Hà

2. Kỹ năng

-Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết.

-Phát triển ngôn ngữ mạch lạc và tư duy cho trẻ.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ yêu quý quê hương, đất nước, giữ gìn nét văn hoá quê hương, học giỏi để xây dựng quê hương.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng - Đồ chơi +Đồ dùng của cô:

-Tranh phong cảnh làng quê, trang phục dân tộc dao, tượng Hà Quang vóc, lễ hội đình , đập long châu hà và nhà máy gạch tuy len.

-2 tờ giấy A0

-Nhạc có lời bài hat “ Quê hương tươi đẹp”

+Đồ dùng cho trẻ:

-Lô tô trang phục áo dài và tranh phục của người Dao.

2. Địa điểm : - Trong lớp học.

III. CÁCH TIẾN HÀNH

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức- Gây hứng thú

- Cho trẻ nghe hát bài “ Quê hương tươi đẹp”

+Các con vừa được nghe bài hát gì? Quê hương của bạn nhỏ có những hình ảnh gì? Bạn nhỏ có yêu quê hương của mình không?

- Cô giáo dục trẻ: Yêu quê hương giữ gìn nét văn hoá của quê hương, học giỏi để xây dựng quê hương.

2.Giới thiệu bài

- Quê hương Đầm Hà của chúng mình rất đẹp. Các con có muốn tìm hiểu về quê hương Đầm Hà của chúng mình không?

-Vậy giờ học ngày hôm nay cô và chúng mình cùng đi tìm hiểu về quê hương đầm hà của chúng mình nhé.

3. Nội dung.

a ) Hoạt động 1: Trò chuyện về phong cảnh, nghề truyền thống, trang phục dân tộc, di tích lịch sử và lễ hội.

* Cho trẻ quan sát tranh phong cảnh làng quê

+Nhà con ở thôn nào, xã nào? Nhà con ở cạnh nhà ai?

- Cho trẻ quan sát tranh phong cảnh làng quê + Bức tranh vẽ gì?

+ Phong cảnh làng quê có những gì đây?

+ Những ngôi nhà làm bằng gì? Xung quanh nhà có những gì?

+Bạn nào giỏi kể 1 số nghề truyền thống của Đầm Hà.

- Cô cho trẻ quan sát tranh một số nghề truyền thống “ Nghề trồng lúa, nghề trồng rừng, nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản”

* Quan sát tranh: Trang phục dân tộc Dao.

+Gia đình các con là dân tộc gì ? Trong lớp mình đa số là các bạn dân tộc Dao và số ít các bạn là dân tộc kinh đấy các con ạ.

+Ai giỏi cho cô biết trang phục của dân tộc con là như thế nào ?

-Cho trẻ xem tranh ảnh về trang phục của dân tộc dao.

+Bô trang phục có những màu gì?

- Vào những dịp phiên chợ, ngày lễ hội hoặc những ngày lấy chồng, lấy vợ thì người Dao thường mặc trang phục mà các con vừa quan sát đó chính là trang phục truyền thống của dân tộc Dao đấy các con ạ.

*Tìm hiểu về di tích lịch sử

- Cô treo tranh tượng đài Hà Quang Vóc.

+Bức tranh vẽ gì? Đây chính là bức tượng đài Người anh

-Cả lớp hát

-Quê hương tươi đẹp - Quê hương tươi đẹp;

có đồng lúa, mái đình, hàng cây…

- Lắng nghe - Có ạ

- Quan sát tranh - Trẻ trả lời -Cảnh làng quê -Trẻ kể

-Trẻ trả lời -Trẻ kể

-Quan sát tranh

-Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời -Trẻ quan sát -Màu đỏ, màu đen -Lắng nghe

-Trẻ quan sát

Tượng đài Hà Quang Vóc

hùng Hà Quang Vóc đấy.

+Tượng đài thuộc khu phố nào? Xung quanh tượng đài có gì?

- Vào ngày tết nguyên đán, ngày thương binh liệt sĩ các bác, các chú, các cô đến dâng hương tưởng niệm.

- Cô khái quát: Tượng đài Hà Quang Vóc thuộc phố Hà Quang Vóc, thi trấn Đầm Hà. Nhà nước xây dựng tượng đài để tưởng nhớ công ơn ngưòi anh hùng Hà Quang Vóc đẫ dũng cảm hi sinh trong trận phá kho xăng của địch.

* Quan sát tranh: Lễ hội đình Đầm Hà

+Các con có biết vào tháng giêng ở Đầm Hà có lễ hội gì không?

+ Cô giới thiệu các tranh: Tranh rước Thần Hoàng, tranh mọi người thắp hương, các cụ đang làm lễ, tranh chơi cờ người.

- Cô khái quát: Lễ hội đình Đầm Hà thường được tổ chức vao rằm tháng riêng, lễ hội rất vui, có các trò chơi và những tiết mục văn nghệ rất hay và đặc sắc. Lễ hội được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đấy các con ạ.

+Các con thấy quê hương Đầm Hà của mình có đẹp không, các con có yêu quý quê hương Đầm Hà của mình không?

Yêu quê hương thì các con phải làm gì?

- Cô giáo dục trẻ yêu quý quê hương, giữ gìn nét văn hoá của quê hương. Học giỏi để xây dựng quê hương giàu đẹp.

b) Hoạt động 2 : Mở rộng

-Ngoài ra quê hương Đầm Hà mình còn có những có những công trình lớn và và nhà máy xí nghiệp như là : Đập long châu hà và nhà máy gạch tuy len.

-Cho trẻ xem tranh ảnh.

c. Hoạt động 3: Trò chơi

- Ở Đầm Hà có rất nhiều trò chơi dân gian đấy và có 1 trò chơi dân gian rất phổ biến và các bạn nhỏ rất thích đó là trò chơi “ Nu na nu nống” các con có muốn cùng cô chơi trò chơi này không?

* Trò chơi 1: Nu na nu nống - Cô giới thiệu cách chơi

- Cô tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm 6-7 trẻ - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.

* Trò chơi 2: Chọn đúng trang phục.

- Cô giới thiệu tên trò chơi

- Giới thiệu cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, các thành viên trong đội lần lượt bật qua con suối nhỏ, đội 1 tìm trang

-Lắng nghe

- Lễ hội đình Đầm Hà - Quan sát tranh

- Lắng nghe

- Có ạ

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ quan sát -Lắng nghe

- Chơi trò chơi

-Lắng nghe

phục dân tộc Dao, đội 2 tìm trang phục áo dài. Khi tìm đúng các con dán lên bảng của đội mình và chạy về cuối hàng, bạn đầu hàng lạ tiếp tục lên chơi. Thời gian được tính từ khi tiếng nhạc bắt đầu và kết thúc khi hết tiếng nhạc.

- Luật chơi: Đội nào tìm được nhiều trang phục hơn là đội chiến thắng, đội thua cuộc sẽ nhảy lò cò 1 vòng.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.

4. Củng cố

+Hôm nay các con được trò chuyện về gì?

- Giáo dục: Yêu quý quê hương Đầm Hà giữ gìn nét văn hoá của quê hương và học giỏi để xây dựng quê hương.

5. Kết thúc

- Nhận xét, tuyên dương trẻ.

- Kết thúc giờ học.

-Trẻ chơi

- Trò chuyện về quê hương Đầm Hà.

- Lắng nghe Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):

…...

...

Lý do: ………..

………..

………..

Tình hình chung của trẻ trong ngày:

……….

………..

………..

……….

……….

………..

………..

………..

………..

……….

……….

Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ…):

……….

………..

……….

……….

………..

………

…..

……….

………..

………..

………..

……….

……….

………..…

Thứ 4 ngày tháng n¨m 2015

Hoạt động chính: Văn học

Một phần của tài liệu giáo án mầm non 4 5 tuổi cả năm (full đầy đủ) (Trang 583 - 587)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(559 trang)
w