Kỹ thuật giới thiệu thực đơn và trình danh mục rượu vang

Một phần của tài liệu Bài giảng nghiệp vụ nhà hàng (Trang 42 - 43)

- Về thái độ: Rèn luyện thái độ làm việc tỷ mỹ, nghiêm túc và tính cẩn thận trong công

7.3.2. Kỹ thuật giới thiệu thực đơn và trình danh mục rượu vang

7.3.2.1. Tiêu chuẩn

- Mỗi khách hàng một thực đơn, còn danh mục rượu vang chỉ cần một cuốn cho cả bàn

- Thực đơn và danh mục rượu vang đảm bảo sạch sẽ

- Trao thực đơn theo đúng trình tự như khi mời khách ngồi - Trao thực đơn và danh mục rượu vang từ bên phải của khách

- Thực đơn khi trao cho khách phải được mở và bắt đầu từ phần món khai vị - Phải nói chính xác và khơng nên dùng từ “hết” mà nên dùng từ “khơng sẵn có”

- Gợi ý phải dựa trên sự hiểu biết và sự nhiệt tình

7.3.2.2. Cách làm

Bước 1: Lựa chọn thực đơn và danh mục rượu

Lấy thực đơn từ khu vực phục vụ, bao nhiêu khách thì bấy nhiêu thực đơn và chỉ cần 1 danh mục rượu vang. Trước khi thực đơn và danh mục rượu vang được trao cho khách hàng, người phục vụ phải kiểm tra tính vệ sinh của chúng.

Bước 2: Trình thực đơn cho từng khách

Sau khi có đầy đủ thực đơn theo số lượng người, người phục vụ cầm thực đơn và danh mục rượu vang tiến về phía bên phải khách theo thứ tự ưu tiên và trình

thực đơn cho khách hàng. Khi trao thực đơn phải được mở ở phần món khai vị (vì thường thực đơn được kết cấu theo phần). Nếu trong bàn có chủ tiệc thì họ là người được trao thực đơn sau cuối.

Bước 3: Trình danh mục rượu vang

Sau khi trao xong thực đơn cho từng khách, người phục vụ giới thiệu và trình danh mục rượu vang, thông thương là người chủ tiệc hoặc là người mời. Nếu trong bàn không biết ai là chủ tiệc hay người mời thì người phục vụ hỏi “Quý khách (anh/chị) có dùng rượu khơng ạ?”. Trao danh mục rượu vang cho người lên tiếng yêu cầu. Nếu khách hàng đang xem thực đơn thì danh mục rượu vang được xếp lại và để trên bàn phía phải người mời.

Bước 4: Thơng báo chi tiết về món ăn, thức uống hoặc giới thiệu món ăn thức

uống

Có nhiều trường hợp khách hàng khơng thơng thạo về món ăn, thức uống của nhà hàng, người phục vụ có nhiệm vụ giới thiệu những món ăn, thức uống nào khơng sẵn có hoặc đặc biệt trong ngày để khách hàng chủ động lựa chọn. Có trường hợp người phục vụ phải giới thiệu thật chi tiết theo hiểu biết của mình nếu khách hàng muốn biết. Nói chính xác những gì nhà hàng sẵn sàng phục vụ, tránh trường hợp khách hy vọng nhưng khơng có. Trong lúc giao tiếp với khách hàng, người phục vụ hạn chế nói “hết” hoặc “khơng có”, thay vào đó nên dùng từ “khơng sẵn có”, như thế khách hàng dễ thông cảm hơn.

7.4. Phục vụ nước uống, bánh mì và bơ

Một phần của tài liệu Bài giảng nghiệp vụ nhà hàng (Trang 42 - 43)

w