Nếu như việc thử nghiệm cho các kết quả tập trung có nghĩa là thử nghiệm thu được kết quả tốt. Căn cứ vào kết quả do tác giả của tài liệu có thể cho sản xuất, sừ dụng nếu các ý kiến nhận xét tốt về tài liệu, phương tiện, nếu có nhiều ý kiến nhận xét về các nhược điểm nào đó của tài liệu thì tác giả cần sửa chữa trước khi sản xuất, sử dụng chính thức.
Nếu các ý kiến thử nghiệm phân tán, ý kiến trái ngược nhau, nhất là về nội dung các thông tin, thông điệp của tài liệu, chứng tỏ rằng tài liệu chưa đạt được mục đích sử dụng. Người thử nghiệm phải xem lại một cách nghiêm túc, cần sửa đổi và sau khi đã sửa chữa, bổ sung cũng cần phải thử nghiệm lại chặt chẽ. Nếu kết quả thử nghiệm chỉ ra rằng đối tượng hồn tồn khơng hiểu, khơng thích tài liệu thì có thể phải quyết định thay đổi lại hoàn toàn tài liệu hay hãy nghĩ đến biên soạn một tài liệu khác thích hợp hơn.
Các tài liệu phương tiện TT-GDSK trước hết có thể tham khảo ý kiến của cán bộ làm cơng tác TT-GDSK, sau đó thử nghiệm trên thực địa, với các đối tượng giống đối tượng đích, được chọn tại địa phương tương tự như nới sẽ triển khai sừ dụng.
Nhiều tài liệu và phương tiện, nếu không được thử nghiệm trước sẽ có thể phản tác dụng giáo dục nếu có sai sót và việc sửa chữa nhiều khi khó khăn, đồng thời lại gây lãng phí. Vì thế cần phải thử nghiệm kỹ để sửa đổi, hoàn chỉnh tài liệu và các phương tiện, cho đến khi đối tượng hiểu được và ưa thích tài liệu và phương tiện đó. Sau khi thử nghiệm cần thảo luận để có sự điều chỉnh thích hợp nhất. Đơi khi việc thử nghiệm có thể phức tạp, phải được tiến hành một vài lần trước khi tài liệu, phương tiện được in ấn sản xuất để sử dụng chính thức, rộng rãi.
2.6. Xây dựng chưong trình hoạt động cụ thể
Chương trình TT-GDSK cụ thể phải thể hiện được tất cả các hoạt động cần thực hiện, các hoạt động này được sắp xếp theo thứ tự thời gian hợp lý để đạt được các mục tiêu của chương trình đã được xác định.
Mỗi hoạt động cụ thể trong chương trình phải chỉ rõ: - Tên hoạt động: rõ ràng, đầy đủ nghĩa.
- Thời gian thực hiện: bắt đầu thực hiện từ khi nào và bao giờ kết thúc. - Người thực hiện.
- Người, cơ quan phối họp. - Người theo dõi giám sát hỗ trợ. - Nguồn lực, phương tiện cần thiết. - Kết quả dự kiến của hoạt động.
Có thể sử dụng mẫu bảng dưới đây để xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể:
BẢN KẾ HOẠCH TRUYỀN THƠNG GIÁO DỤC SỨCKHỎE
Tên chương trình truyền thơng - giáo dục sức khỏe: Mục tiêu:
1....................................
2.................................... Tên hoạt động
Thời gian Ngưòi thực hiện Người, cơ quan phối hợp Ngưòi giám sát Nguồn lực cần thiết Kết quả dự kiến Từ Đến 1.................... 2....................
Trong giáo dục sức khỏe cần chú ý đến lập kế hoạch hoạt động lồng ghép giáo dục sức khỏe với hoạt động của các chương trình y tế khác, cũng như các hoạt động văn hóa, xã hội, kinh tế của cộng đồng.
2.7. Lập kế hoạch đánh giá chương trình Truyền thơng - giáo dục sức khỏe
Lập kế hoạch đánh giá phải được nêu ra ngay từ khi xây dựng kế hoạch chung của chương trình TT-GDSK. Khi lập kế hoạch đánh giá cần xác định rõ một số vấn đề sau: