Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành của giađình đối với vấn đề sức khỏe, bệnh tật liên quan của gia đình.

Một phần của tài liệu Giao trinh truyen thong giao duc suc khoe 1597668606 1634006085 (Trang 85 - 88)

liên quan của gia đình.

- Thực hiện tư vấn giáo dục về chủ đề theo kế hoạch đã chuẩn bị phù hợp với thực tế của gia đình.

- Nếu cần có những trình diễn, hướng dẫn kỹ năng thực hành cho các thành viên trong gia đình.

- Sử dụng từ ngữ thông thường, dễ hiểu, phù họp với ngôn ngữ của địa phương.

- Sử dụng các tài liệu hỗ trợ, tranh ảnh, ví dụ minh họa cho các thành viên gia đình dễ hiểu, dễ nhớ.

- Quan sát hộ gia đình để phát hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe, tư vấn cho phù họp với hồn cảnh gia đình.

- Dành thời gian để thảo luận với các thành viên trong gia đình về vấn đề sức khỏe liên quan và cách giải quyết vấn đề.

- Tạo điều kiện khuyến khích mọi thành viên gia đình tham gia thảo luận và nêu câu hỏi cần thiết để hiểu rõ vấn đề.

- Trả lời rõ mọi câu hỏi và những hiểu biết hay những thắc mắc của các thành viên trong gia đình nếu có.

- Khơng phê phán chê trách những hiểu biết chưa đầy đủ, thái độ chưa đúng, hành vi không phù họp của các thành viên gia đình mà ln có sự khen ngợi, động viên, khích lệ để tạo thuận lợi cho sự hợp tác của gia đình.

2.3.4.3. Kết thúc thăm hộ gia đình

- Tóm tắt nhắc lại các điều mấu chốt đã tư vấn giáo dục cho gia đình thơng qua việc hỏi kiểm tra lại các thành viên gia đình.

- Nhấn mạnh những kiến thức phải biết, những việc cần làm.

- Tạo điều kiện giúp đỡ gia đình tiếp tục giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe của họ thông qua việc chỉ dẫn tới các địa chỉ cần thiết để tiếp tục nhận được các ý kiến tư vấn và sự hồ trợ trong điều kiện cần thiết.

- Chào hỏi và cảm ơn sự họp tác, tiếp đón của gia đình.

giađình

3. BẢNG KIỂM KỸ NĂNG TRUYỀN THƠNG - GIÁO DỤC SỨCKHỎE TẠI HỘ GIA ĐÌNH TẠI HỘ GIA ĐÌNH

Họ tên nguời đến thăm hộ gia đình:............................................................................ Họ tên chủ hộ gia đình:................................................................................................ Địa chỉ hộ gia đình:...................................................................................................... Thời gian đến thăm:..................................................................................................... Chủ đề giáo TT-GDSK khi đến thăm hộ gia đình:......................................................

Nội dung Khơng

Làm Có làm Ghi chú Chưa đạt Đạt Tốt

1. Chào hỏi làm quen với các thành viên trong gia đình

2. Sắp xếp chỗ ngồi phù họp

3. Người đến thăm giới thiệu về mình 4. Nói rõ mục đích đến thăm gia đình

5. Thăm hỏi tình hình sức khỏe các thành viên 6. Hỏi để tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành của gia đình liên quan đến chủ đề cần GDSK

7. Gợi ý để thành viên gia đình trình bày hết các vấn đề liên quan đến sức khỏe bệnh tật

8. Quan sát gia đình để phát hiện các yếu tố liên quan đến vấn đề sức khỏe của gia đình

9. Bổ sung các kiến thức, thái độ và thực hành cần thiết liên quan đến vấn đề sức khỏe của gia đình

10. Giải thích rõ ràng, đầy đủ nội dung, việc cần làm để giải quyết vấn đề sức khỏe

11. Sử dụng ngôn ngữ thông thường, dễ hiểu 12. Kết hợp giao tiếp bằng lời và không lời

13. Kết hợp sử dụng các tài liệu, phương tiện để giải thích cho các thành viên gia đình dễ hiểu, dễ nhớ

14. Nêu ra các ví dụ minh họa của địa phương giúp thành viên gia đình dễ hiểu, dễ làm

15. Tạo điều kiện để mọi thành viên gia đình hỏi

16. Trả lời, giải thích rõ câu hỏi của các thành viên

17. Kiểm tra lại các việc gia đình cần nhớ cần làm

18. Tóm tắt nhấn mạnh nội dung cần nhớ, cần làm

19. Cảm ơn đối tượng trước khi kết thúc buổi thăm

20. Tạo điều kiện để tiếp tục hỗ trợ đối tượng:

Người giám sát

(ký, ghi rõ họ tên)

2.3.5. Các phương pháp truyền thông - giáo dục sức khỏe trực tiếp khác ở cộngđồng đồng

Dựa vào tình hình cụ thể của cộng đồng và các cơ sở y tế, có thể tổ chức một số phương pháp TT-GDSK khác ở cộng đồng nếu điều kiện cho phép.

- Kể chuyện

Kể chuyện là một phương pháp có thể s ử dụng trong TT-GDSK kết hợp với các phương pháp khác. Các câu chuyện thường được xây dựng dựa trên những vấn đề xảy ra trong thực tế, có thể được nhân cách hóa, qua đó có tác động gây được nhiều ảnh hưởng hơn là các bài nói bài viết. Mọi người thường thích nghe các câu chuyện hơn; họ có thể cảm nhận được cảm xúc của các nhân vật trong các câu chuyện. Qua kể chuyệnlàm cho mọi người nhớ các thông tin tốt hơn là nghe một bài diễn thuyết hay một bài giảng kém hấp dẫn. Các câu chuyện có thể được hiểu cụ thể, chính xác qua đó giúp cho mọi người tìm cho họ những ngun tắc riêng. Chủ đề sức khỏe có thể là phần cốt lõi của câu chuyện. Một cách tiếp cận khác là xây dựng cốt truyện dựa trên các chủ đề có sức cuốn hút cao và đưa các vấn đề có liên quan đến sức khỏe. Các câu chuyện có thể là những vấn đề có thật trong thực tế được sử dụng như các ví dụ minh họa cho những nội dung cần TT-GDSK.

Một câu chuyện hay, rành mạch sẽ kích thích sự hưởng ứng của mọi người khi họ nhận thấy những điều được thể hiện trong câu chuyện gần gũi với cuộc sống hàng ngày của họ. Người kể chuyện cần phải kể một cách hấp dẫn bằng việc thay đổi âm điệu, dáng vẻ, cừ chỉ cho phù hợp với từng nhân vật, tình tiết trong câu chuyện. Người nghe sẽ bị cuốn hút vào câu chuyện khi bạn đặt ra những câu hỏi như: “Vậy bây giờ bạn cho rằng điều gì sắp xảy ra?”. Nếu mọi người tin vào câu chuyện và thấy được tính cách của các nhân vật trong chuyện, họ sẽ thích thú hơn và ghi nhớ các thơng điệp, có những hành động làm thay đổi tình trạng của họ và làm theo những hành vi nâng cao sức khỏe.

Một phần của tài liệu Giao trinh truyen thong giao duc suc khoe 1597668606 1634006085 (Trang 85 - 88)