- Thể hiện sự thân thiện tôn trọng mọi đối tượng qua cách chào hỏi giao tiếp bằng lời và
4.10.4. Chọn các phương tiện truyền thông đại chúng
Các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng phát triển rộng rãi. Khi thực hiện các nội dung giáo dục sức khỏe trong phạm vi rộng, cần chuyển tải các thông tin nhanh, cán bộ truyền thông - giáo dục sức khỏe cần liên hệ, phối họp với các cơ quan thông tin đại chủng để lồng ghép, sử dụng các phương tiện như: đài, ti vi, báo chí, các trang mạng xã hội phù họp internet cho mục đích truyền thơng giáo dục sức khỏe, cần phải chuẩn bị nội dung chu đáo, lập kế hoạch thời gian chặt chẽ để thu hút được sự quan tâm của công chúng. Đặc biệt cần chú ý đến phạm vi và đối tượng có khả năng tiếp cận được với các phương tiện truyền thông đại chủng để quyết định lựa chọn phương tiện phù hợp với chương trình TT-GDSK.
Tóm lại, người thực hiện TT-GDSK cần rèn luyện rất nhiều kỹ năng để đảm bảo cho hoạt
động TT-GDSK thu được kết quả tốt. Các kỹ năng này phải được rèn luyện lâu dài trong suốt quá trình hành nghề của các cán bộ y tế, cán bộ TT-GDSK. Các cán bộ y tế, cán bộ TT-GDSK phải căn cứ vào điều kiện thực tế, biết sử dụng phối hợp các kỹ năng, sử dụng giao tiếp bằng lời và không lời, truyền thông trực tiếp và gián tiếp qua phương tiện thơng tin đại chúng một cách họp lý để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong thực hiện nhiệm vụ TT-GDSK, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Nêu các mục đích chính của truyền thơng. 2. Vẽ sơ đồ các khâu cơ bản của truyền thơng. 3. Trình bày các bước của q trình truyền thơng.
4. Vẽ và giải thích sơ đồ các giai đoạn ảnh hưởng của truyền thơng đến đối tượng đích của truyền thơng.
5. Trình bày các u cầu cần có của cán bộ truyền thơng giáo dục sức khỏe. 6. Nêu 6 yêu cầu đối với thông điệp giáo dục sức khỏe.
7. Nêu các yêu cầu đối với kênh truyền thông.
8. Phân tích các kỹ năng truyền thơng giao tiếp cơ bản cần rèn luyện để thực hiện TT- GDSK hiệu quả.