2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CẦN TRUYÈN THÔNG GIÁO DỤC sức KHỎE 1 Giáo dục, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em
2.1.2.6. Giáo dục kiến thức bảo vệ sức khỏe bà mẹ
Bà mẹ cần được chú trọng giáo dục các nội dung liên quan đến các giai đoạn, đặc biệt như mang thai, sinh đẻ, có nhiều nguy cơ cao, có thề ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và con.
- Giáo dục các kiến thức chăm sóc bà mẹ trước sinh.
+ Đăng ký khám và quản lý thai sớm (phấn đấu 100% các bà mẹ có thai).
+ Khám thai định kỳ tối thiểu 3 lần trong thời kỳ mang thai và tiêm phòng đủ liều vắc xin phòng uốn ván trước khi sinh.
+ Phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để bảo vệ thai nhi. + Giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng trong thời kỳ thai nghén. - Giáo dục các kiến thức chăm sóc bà mẹ sau khi đẻ:
+ Cho con bú sớm sau đẻ, rửa đầu vú trước và sau khi con bú. + Mẹ ăn đủ chất, ngủ 8 giờ/ngày, vận động sớm.
+ Theo dõi sản dịch để phát hiện sớm nhiễm khuẩn hậu sản và các nguy cơ khác. + Hướng dẫn chăm sóc tầng sinh mơn.
+ Hướng dẫn theo dõi sức khỏe và ghi chép phiếu theo dõi sức khỏe bà mẹ tại nhà. - Giáo dục về dân số kế hoạch hóa gia đình:
+ Giáo dục giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của sinh đẻ có kế hoạch, hiểu về các biện pháp tránh thai và các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình hiện có.
+ Giáo dục để duy trì mức sinh họp lý, khống chế tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số về thể chất, quy mô dân số không vượt quá 93 triệu dân vào năm 2015, tốc độ tăng dân số ở khoảng 0,1% vào năm 2015, mức giảm tỷ lệ sinh bình quân năm khoảng 0,1% trong giai đoạn 2012-2015. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại tăng từ 67,5% năm 2010 lên 70,1% vào năm 2015. Mỗi cặp vợ chồng biết lựa chọn và thực hiện các biện pháp tránh thai thích họp. Thực hiện tốt chế độ chính sách về dân số, đặc biệt là hiểu đúng về pháp lệnh dân số của Nhà nước. Năm 2016, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại ước
chỉ đạt 67,5%, giảm sinh đạt 0,07%o (kế hoạch là 0,1 ọ ), tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc đạt 23% (kế hoạch là 35%). Mục tiêu đến năm 2020 khống chế tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh bảo đảm khơng quá 115 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái.
Truyền thơng - giáo dục sức khỏe về chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em là nội dung rất quan trọng và phong phú. Nội dung giáo dục có thể tóm tắt vào chương trình: GOBIFFF
G (Growth Chart): theo dõi sự phát triển của trẻ bằng ghi biểu đồ tăng trưởng. 1 (Oresol): bù nước và điện giải bằng đường uống cho trẻ khi bị bệnh tiêu chảy. B (Breast Feeding): nuôi con bàng sữa mẹ.
2 (Immunization): thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng.
F (Food Supplement): cung cấp thực phẩm bổ sung cho trẻ em và bà mẹ có thai và ni con nhỏ.
F (Family Planning): thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
F (Female Education): giáo dục tăng khả năng hiểu biết chung của phụ nữ.
Tóm lại: giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em cần chuyển tải được mười thông điệp quan trọng nhất của “Những điều cần cho cuộc sống” đến với các bà mẹ và cộng đồng:
Thứ nhất: sức khỏe của phụ nữ và trẻ em có thể nâng cao một cách đáng kể bằng cách đẻ
cách nhau ít nhất là 2 năm, tránh mang thai trước 18 tuổi.
Thứ 2: giảm nguy cơ rủi ro khi sinh đẻ, tất cả các phụ nữ có thai cần sự chăm sóc của cán bộ
y tế được đào tạo và khi sinh đẻ phải được cán bộ y tế giúp đỡ.
Thứ 3: trong các tháng đầu sau sinh, sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt duy nhất cho trẻ em. Trẻ
em cần cho ăn thêm các loại thực phẩm bổ sung khác khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên.
Thứ 4: trẻ em dưới 3 tuổi cần sự chăm sóc đặc biệt, chúng cần được ăn từ 5 đến 6 lần trong
ngày và thực phẩm phải giàu chất dinh dưỡng và bổ sung thêm các loại rau, một ít chất béo và dầu ăn.
Thứ 5: tiêu chảy có thể làm cho trẻ bị chết vì mất các dịch của cơ thể. Vì thể lượng dịch của
trẻ bị mất sau mỗi lần tiêu chảy phải được uống bù lại bằng các dịch lỏng thích họp như: sữa, nước súp, cháo, hay các chất lỏng đặc biệt như ORS (Oresol). Nếu bị tiêu chảy nặng thì chúng cần phải được sự giúp đỡ của cán bộ y tế và cần các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
Thứ 6: tiêm chủng để phòng một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nếu không tiêm chủng
phịng bệnh trẻ mắc bệnh có thể dẫn đến chậm phát triển, tàn tật và chết ở trẻ em. Tất cả các vắc xin phòng bệnh cần được tiêm chủng cho trẻ em trong năm đầu tiên của cuộc sống và tiêm vắc xin phòng uốn ván cho tất cả phụ nữ ở tuổi sinh đẻ; trẻ phải được tiêm chủng đầy đủ và đúng
lịch...
Thứ 7: hầu hết các trường họp ho và cảm lạnh có thể tự khỏi. Nhưng nếu trẻ có ho và khó
thở, nhịp thở nhanh hơn bình thường và trẻ mệt hơn thì cần đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế. Trẻ ho và cảm cần được ăn uống đầy đủ các thức ăn lỏng.
Thứ 8: nhiều trường họp trẻ bị bệnh là do mầm bệnh thâm nhập qua đường ăn uống. Các
bệnh này có thể phịng được bằng sử dụng hố xí (nhà tiêu) hợp vệ sinh, rửa chân tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, giữ sạch các loại thực phẩm và nước uống, uống nước chín nếu khơng có nước máy an tồn.
Thứ 9: trẻ em bị bệnh sẽ khơng phát triển. Sau khi khỏi bệnh trẻ cần được ăn nhiều bữa bổ
sung hàng ngày để bù lại sự phát triển của trẻ bị chậm.
Thứ 10: trẻ em từ 6 tháng đến 3 năm tuổi cần được cân hàng tháng, nếu 2 tháng liền trẻ
khơng tăng cân, trẻ có thể có vấn đề sức khỏe cần được khám phát hiện.