Hấp dẫn logic/sự việc thật: nhấn mạnh vào các thông điệp bằng cách truyền đi nhu cầu cần phải hành động qua đưa ra các sự việc thật như số liệu, thông tin về nguyên nhân của bệnh

Một phần của tài liệu Giao trinh truyen thong giao duc suc khoe 1597668606 1634006085 (Trang 124 - 126)

cần phải hành động qua đưa ra các sự việc thật như số liệu, thông tin về nguyên nhân của bệnh tật, vấn đề sức khỏe.

- Hấp dẫn về tình cảm: cố gắng thuyết phục mọi người bằng cách khêu gợi tình cảm, những tưởng tượng, tình cảm hơn là đưa ra các sự việc và số liệu, ví dụ như chỉ ra nụ cười của những đứa trẻ khỏe mạnh, những gia đình có hố xí vệ sinh sống mạnh khỏe, những hành động liên quan đến tình dục an tồn tạo nên hạnh phúc.

- Thơng điệp một mặt:chỉ trình bày những ưu điểm của thực hiện hành động mà không

đề cập đến bất kỳ nhược điểm có thể xảy ra nào.

- Thơng điệp hai mặt:trình bày cả ưu điểm và nhược điểm khi thực hiện hành động.

- Những thu hút qua thơng điệp tích cực:truyền thơng có u cầu mọi người làm những

việc gì đó: ví dụ như ni con bàng sữa mẹ, xây dựng hố xí...

- Thu hút qua thơng điệp dương tính và âm tính:thu hút âm tính sử dụng thuật ngữ

sức khỏe, chẳng hạn như “không nuôi con bằng chai sữa”, “không đi đại tiện bừa bãi”... Phần lớn các nhà giáo dục sức khỏe đồng ý rằng tốt hơn là dùng thơng điệp dương tính để thúc đẩy các hành vi có lợi cho sức khỏe ví dụ như “hãy ni con bằng sữa mẹ”, “sử dụng hố xí họp vệ sinh”.

- Cấu trúc thơng điệp:theo lý thuyết thơng điệp có sử dụng bất kỳ giác quan nào trong

năm giác quan: nhìn, sờ, nghe, nếm, ngửi. Tuy nhiên giác quan chúng ta sử dụng chính trong truyền thơng là nghe và nhìn. Những thơng tin có thể chuyển đi qua tiếng động. Các từ có thể ờ dạng nói hoặc viết hay qua hát. Thơng tin cũng có thể chuyển đi dưới dạng không phải bằng từ ngữ: truyền thông không lời. Truyền thông không lời bao gồm: dáng điệu, cử chỉ tay chân, hướng nhìn, giọng nói và vẻ mặt. Truyền thông không lời luôn được phối hợp với truyền thông bằng lời trong các phưong pháp truyền thông trực tiếp. Cùng một thời gian, cùng một đối tượng người TT- GDSK có thể sử dụng nhiều phương pháp để truyền thông điệp đến đối tượng.

- Nội dung thực sự của thông điệp:nội dung thực sự của thông điệp bao gồm các từ, các

bức tranh và tiếng động tạo nên sự hấp dẫn của thơng điệp truyền đi. Trong chương trình của đài nội dung có thể bao gồm: lời khuyên, các từ ngữ, giọng nói, âm nhạc. Một áp phích có thể bao gồm: những bức tranh, các từ hay cụm từ ngắn gọn, các ảnh, các biểu tượng và các loại màu sắc khác nhau.

Trong truyền thơng qua thị giác chúng ta có thể thực hiện “phân tích thị giác” và phân tích nội dung của truyền thơng thị giác một cách cụ thể hóa:

- Điều gì thực sự được nói đến, từ nào được sử dụng?

- Kiểu chữ nào được sử dụng: chữ in, chữ thường, chữ thẳng hay chữ nghiêng? - Kích thích của các loại chữ?

- Màu và phương pháp in ấn?

(THIẾU TRANG 145)

Mỗi người có thể làm cho cách nói có hiệu quả hơn bằng cách áp dụng các nguyên tắc cơ bản khi nói là:

- Đảm bảo tính chính xác: vấn đề trình bày có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn. - Nói rõ ràng: các từ ngữ phải được lựa chọn cẩn thận, ngắn gọn, súc tích.

- Nói đầy đủ: đảm bảo đủ thông tin cần thiết tránh hiểu lầm.

- Nói theo hệ thống và logic: các nội dung nói phải liên tục, nội dung trước mở đường cho nội dung sau, khơng nói trùng lặp, các nội dung liên kết chặt chẽ với nhau.

- Thuyết phục đối tượng: đảm bảo nội dung đáp ứng nhu cầu của đổi tượng, cách nói hấp dẫn thu hút sự chú ý của đối tượng nghe, mang tính giáo dục sâu sắc, phù hợp với hoàn cảnh thực tế, dẫn đến thay đổi hành vi của đối tượng nghe.

Nhưng trong TT-GDSK, nhiều khi nếu chỉ nói thì chưa đủ, mà cần phải kết hợp nói với các thao tác, hướng dẫn hoặc chỉ cho người ta thấy được nếu có thể. Lời nói sẽ có sức mạnh hơn nếu được kết hợp với sử dụng các hình ảnh, các ví dụ minh họa thực tế.

Khi nói cần chú ý đến 3 khía cạnh của lời nói:

- Âm tốc lời nói: nói với tốc độ vừa phải, mạch lạc, thích hợp với đối tượng nghe, tránh nói q nhanh hoặc quá chậm và rời rạc.

- Âm lượng lời nói: đủ to để mọi người nghe rõ ràng.

- Âm sắc lời nói: có nhấn mạnh, thay đổi ngữ điệu trầm bổng cho phù họp, ngừng, ngắt đúng chỗ để mọi người có thể suy nghĩ và liên hệ bản thân, tránh nói đều đều gây buồn ngủ nhàm chán cho người nghe.

Khi nói cần tránh các yếu tố có thể gây khó chịu cho người nghe như lặp đi lặp lại một số từ đệm khơng cần thiết, nói sai văn phạm, phát âm không đủng, dùng từ không phổ thông, từ chuyên môn, cử chỉ động tác khơng phù họp với lời nói, khơng chú ý và tơn trọng người nghe...

4.2. Kỹ năng đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi cũng là kỹ năng mà cán bộ TT-GDSK cần thực hành để sử dụng tốt trong truyền thơng giao tiếp. Hỏi nhằm có được thơng tin từ các đối tượng được TT- GDSK, đặc biệt là thu nhận thông tin phản hồi. Hỏi để biết nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng đích, qua đó hướng dẫn các ý tưởng, lời khun, hành động thích hợp. Trong các hoạt động TT-GDSK trực tiếp hỏi nhằm thăm dị các phản ứng, tạo nên khơng khí giao tiếp sơi nổi, tích cực, thu hút sự tham gia, tập trung sự chú ý suy nghĩ, khêu gợi những sáng kiến, kinh nghiệm của đối tượng, nhất là trong các cuộc thảo luận nhóm. Câu hỏi phải thể hiện được những điều cơ bản là: cái gì, ở đâu, khi nào, ai và nhưthế nào. Câu hỏi có hai loại là câu hỏi “Đóng” và câu hỏi “Mở”. Câu hỏi đóng để cho đối tượng trả lời bằng một từ hay một vài từ ngắn gọn như “có” hay “khơng”, “rồi” hay “chưa”... Câu hỏi đóng có thể sử dụng khi bắt đầu, kết thúc hay xen kẽ trong khi giao tiếp. Câu hỏi mở rất cần thiết được nêu ra để thu thập được thông tin nhiều hơn, đối tượng có thể trả lời mọi thơng tin liên quan tùy ý. Câu hỏi mở thường đặt ra sau câu hỏi đóng.

Yêu cầu khi đặt câu hỏi:

Một phần của tài liệu Giao trinh truyen thong giao duc suc khoe 1597668606 1634006085 (Trang 124 - 126)