VÍ DỤ VÈ SOẠN THẢO MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN TRUYÈN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỞÊ CHO CỘNG ĐỒNG VẺ GIẢI QUYÉT PHÂN VÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Giao trinh truyen thong giao duc suc khoe 1597668606 1634006085 (Trang 54 - 59)

3.1. Giải quyết phân người

3.1.1. Phân người có thể gây ra bệnh gì?

- Phân người là nguồn gốc gây ra rất nhiều các loại bệnh nguy hiểm vì phân người chứa rất nhiều con vật nhỏ (được gọi là vi sinh vật) gây bệnh cho người (còn gọi là mầm bênh) như giun, sán mà ta có thể nhìn thấy, nhưng cịn nhiều loại nhỏ hon mà ta khơng nhìn thấy được bằng mắt thường.

- Phân người làm lây truyền các bệnh đường tiêu hóa: tiêu chảy, thương hàn, tả, lỵ, bại liệt, viêm gan, tay chân miệng...

- Giun sán là loại bệnh rất dễ lây từ phân người. Giun sán làm suy mòn cơ thể, giảm sức đề kháng, giám sự phát triển cả thể lực và trí thơng minh của trẻ, gây suy dinh dưỡng, tắc ruột, tắc mật, sỏi mật, bệnh ở gan, ở phổi rất nguy hiểm.

- Một loại giun nguy hiểm có trong phân người có thể chui qua da chân tay vào cơ thể, móc vào ruột, hút máu gây bệnh thiếu máu rất nguy hiểm.

- Phân người không được xử lý tốt sẽ tạo điều kiện cho ruồi, nhặng, gia súc làm phát tán gây bệnh cho nhiều người.

- Phân người chảy xuống ao hồ, kênh rạch, làm bẩn nguồn nước ăn uống, gây bệnh ngoài da và bệnh phụ khoa nguy hiểm cho phụ nữ.

- Mùi hôi thối của phân người làm cho mọi người khó chịu, mất cảnh quan, thiếu văn minh cuộc sống, làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mà nhiều người không biết và không để ý.

3.1.2. Làm thế nào phân người có thể làm lây truyền bệnh?

Thiếu hố xí/nhà tiêu, hố xí khơng hợp vệ sinh thì ruồi nhặng, chuột, lợn, chó, gà... mang các mầm bệnh gây bệnh từ phân người phát tán đi những nơi khác, theo gió, bụi rơi vào các nguồn nước, thức ăn, quần áo làm người ta ăn phải, uống phải, hít phải, sờ phải. Qua đó, các mầm gây bệnh vào người qua đường ăn uống, hít thở, qua da, gây bệnh ngay cho người hoặc chờ khi cơ thể suy yếu sẽ phát thành bệnh nguy hiểm.

Tóm tắt: nếu quản lý, giải quyết tốt phân người sẽ phòng được rất nhiều bệnh tật làm cho cơ thể phát triển, trí tuệ thơng minh.

3.1.3. Xử lý như thế nào để phân người không gây bệnh

- Phân người phải được gom lại chỗ kín, ngăn khơng cho ruồi nhặng, chuột, chó, gà, vịt... tiếp xúc và phát tan ra môi trường xung quanh, gây ô nhiễm.

- Tốt nhất là phải xây dựng và sử dụng đúng, hố xí họp vệ sinh để giữ phân kín, ủ phân đúng để tiêu diệt các vật gây bệnh trong phân.

- Khơng sử dụng phân tươi bón cây, ni cá, khơng dùng tay trực tiếp bốc phân, dẫm lên phân tươi. Không để phân làm bẩn nước ăn uống tắm giặt.

- Dùng phân bón cây phải được ủ kỹ với tro bếp, vôi bột từ 6 tháng trở lên để giết chết các loại sinh vật gây bệnh.

3.1.4. Loại hố xí nào là hố xí hợp vệ sinh cần xây dựng

Hố xí hợp vệ sinh là loại hố xí đạt các tiêu chuẩn sau:

- Thu gom và giữ được phân kín, khơng để cho các con vật có thể tiếp xúc làm phân có thể phân tán ra xung quanh, phân được phân hủy, không ngấm được vào nguồn nước làm ô nhiễm nguồn nước ăn uống, sinh hoạt.

- Giết được các mầm gây bệnh có trong phân (ủ đủ thời gian làm mầm bệnh chết, bể ga làm mầm bệnh bị tiêu diệt).

- Đủ rộng để có thể chứa đủ và ủ phân tại chỗ đảm bảo an toàn.

- Tiện lợi cho sử dụng, khơng có mùi hơi thối, khơng làm mất cảnh quan cho gia đình, hàng xóm.

Hố xí hợp vệ sinh là các loại hố xí đạt 4 tiêu chuẩn chính trên. Hiện nay có 3 loại hố xí họp vệ sinh phổ biến đối với vùng đồng bằng là:

- Hố xí 2 ngăn: kín, khơ, sạch, ủ phân tại chỗ (sử dụng một ngăn, một ngăn ủ phân), sau khi ủ 6 tháng phân được dùng bón ruộng.

- Hố xí thấm dội nước: đảm bảo phải có diện tích đủ rộng để xây dựng, xây dựng đúng kỹ thuật, cách xa nguồn nước, bắt buộc phải có đủ nước để dội sau mỗi lần đi vệ sinh.

- Hố xí tự hoại và bán tự hoại: thường tốn kém hơn các loại hố xí khác, hiện nay thích hợp cho các vùng đơ thị, nơi khơng sử dụng phân.

3.1.5. Sử dụng hố xí hai ngăn

- Hố xí hai ngăn xây dựng, bảo quản và sử dụng tốt thì có thể tiêu diệt được mầm bệnh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Khi sử dụng chỉ sử dụng 1 ngăn. Sau mỗi lần đi ngoài đổ tro xuống kín phân và đậy nắp lại, ngăn kia đậy để khi nào ngăn sử dụng đã đầy và được ủ thì mới sử dụng. Có rãnh dẫn nước tiểu riêng, không để nước tiếu chảy vào trong ngăn của hố xí.

- Nắp đậy lỗ ỉa phải khít, nắp đố bằng xi măng hoặc bằng gỗ có cán dài để cầm, sau mỗi lần đi ngoài phải nhớ đậy nắp vào lỗ ỉa để tránh ruồi nhặng và gia cầm tiếp xúc được với phân.

- Khi ngăn sử dụng đầy thì đổ một lóp tro dày hay vơi bột trộn đất khơ lên, đậy kín lỗ ỉa lại để ủ phân. Chuyển sang sử dụng ngăn kia. Phân ủ từ 6 tháng thì có thể dùng bón ruộng được. Ngăn ủ phải thật kín và đủ 6 tháng thì mới có tác dụng tiêu diệt các mầm bệnh trong phân.

Tóm lại: phân là nguồn chứa nhiều mầm bệnh. Nếu không nghĩ đến việc xây dựng hố xí họp

vệ sinh để quản lý phân thì chúng ta đã thiếu trách nhiệm với sức khỏe của chính mình và của những người khác trong gia đình, cộng đồng, nhất là đối với các thế hệ sau này. Mọi người sẽ nghĩ gì về tưong lai của một đứa trẻ nếu bị tiêu chảy do thiếu vệ sinh, dẫn đến suy dinh dưỡng còi cọc, chậm phát triển thể lực và tinh thần. Chúng ta đã bao giờ nghĩ rằng nếu một người trong gia đình ốm vì một bệnh lây truyền qua phân người sẽ làm tổn hại đến kinh tế và sức khỏe như thế nào, nếu so với chúng ta đầu tư xây dựng một hố xí hợp vệ sinh thì sẽ tránh được tổn hại bao nhiêu.

3.2. Nguồn nưóc sạch

3.2.1. Thế nào là nước sạch

Nước sạch là nước không gây bệnh tật, gây hại cho sức khỏe.

- Nước sạch là nước khơng có mầm gây bệnh, nghĩa là nước không bị nhiễm bẩn do phân người và gia súc (khơng có vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh).

cỏ, phân bón hóa học, các chất có mùi hơi thối, mùi lạ, các kim loại nặng như asen.

- Nước sạch là nước trong vắt khơng có vẩn đục, khơng có mùi, khơng có vị.

- Nước từ các mạch nước ngầm, nước giếng khoan, giếng khơi, nước mưa được bảo quản tốt, nước máy (ở thành phố) là những loại nước sạch sử dụng cho ăn uổng và sinh hoạt.

- Cần phải sử dụng nước sạch để ăn uống và tắm giặt để phòng tránh bệnh tật.

3.2.2. Sử dụng nước sạch có lợi gì cho sức khỏe

- Dùng nước sạch để ăn uống thì khơng đau bụng, khơng bị tiêu chảy, giun sán, không bị bệnh thương hàn, tả, lỵ, bệnh viêm gan...

- Dùng nước sạch tắm rửa không bị đau mắt hột, ghẻ lở, hắc lào, nấm, dị ứng, ngứa ngáy, khó chịu.

- Phụ nữ dùng nước sạch vệ sinh khơng bị bệnh đường sinh dục, phịng tránh vô sinh. - Nước sạch ăn uống an tồn, ngon miệng, tiêu hóa tốt dẫn đến sức khỏe tốt.

3.2.3. Các nguồn nước sạch ở nông thôn

- Giếng khoan: đấy là nguồn nước sạch nhưng tiền khoan giếng là khá đắt, chỉ có gia đình có điều kiện mới có thể khoan giếng.

- Giếng khơi: giếng khơi chỉ cần đảm bảo sạch khi xây giếng và bảo quản sử dụng đúng. - Nước mưa cũng là nguồn nước sạch nhưng thường phải có bể chứa lớn để dùng và đảm bảo vệ sinh.

- Nước máy: chỉ có ở một số nơi có điều kiện.

3.2.4. Thế nào là nước bẩn?

Nước bẩn là nước có khả năng gây ra bệnh tật có hại cho sức khỏe.

- Nước bị ô nhiễm do phân người, phần gia súc, có nhiều loại sinh vật gây bệnh và các chất hóa học gây hại cho sức khỏe.

- Nước có lẫn xác súc vật, rác thải, cây cối mục nát, rong rêu.

- Thường nước bẩn đục, có màu khác thường như vàng, xanh hay đen, có mùi hơi thối hay các mùi lạ khác.

- Các mầm gây bệnh và các chất độc hại trong nước bằng mắt thường khơng nhìn thấy được, vì vậy nước nhìn trong nhưng chưa chắc đã an toàn cho sức khỏe nên phải quan tâm đến kiểm tra tiêu chuẩn các nguồn nước nếu có điều kiện.

- Các loại nước ao, hồ, sống, suối, nước ruộng đều là nước bẩn.

3.2.5. Nước bẩn có tác hại như thế nào

- Ăn uống nước bẩn gây đau bụng, viêm dạ dày ruột, tiêu chảy, giun sán và một số bệnh hết sức nguy hiểm khác như bệnh tả, thương hàn, lỵ, viêm gan, nhiễm độc hóa chất.

- Nước bẩn rửa mặt gây bệnh đau mắt hột dẫn đến giảm thị lực có thể mù lịa. - Tắm giặt bằng nước bẩn gây các bệnh ghẻ lở, hắc lào, dị ứng da.

thể dẫn đến vô sinh.

- Nước bẩn có hại tới sức khỏe cả trước mắt và lâu dài.

Neu khơng có các cơng trình vệ sinh để xử lý phân, rác, nước thải thì các nguồn nước rất dễ bị nhiễm bấn và gây ra bệnh tật, độc hại cho sức khỏe.

Tuy gọi là nước sạch nhưng các nguồn nước này vẫn có thể có mầm gây bệnh nên nhất thiết nước uống phải được đun sôi để giết các sinh vật gây bệnh trong nước.

2.2.6. Giếng khơi cung cấp nước đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh

Giếng khơi: giếng khơi khi xây dựng cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Giếng phải xây cách nguồn nước bẩn, phân người và phân gia súc ít nhất lOm. - Thành giếng phải xây cao, có nắp đậy để tránh bẩn và bảo vệ an toàn.

- Sân giếng được đổ xi măng hoặc lát gạch để tránh ngấm nước thải bẩn xuống giếng. - Gầu múc nước giếng phải có giá treo tránh để bẩn.

- Xây rãnh thoát nước thải dẫn ra hố thấm chứa nước thải hoặc ra xa giếng để nước thải khơng có khả năng ngấm xuống giếng.

Trên đây chỉ là một ví dụ về các nội dung có thể soạn thảo để TT-GDSK cho cộng đồng nông thôn về giải quyết vẩn đề phân người và nước sạch. Tuy nhiên với một cộng đồng cụ thể cần phải được nghiên cứu để chuẩn bị nội dung TT-GDSK cho phù hợp. Người soạn thảo nội dung TT- GDSK nên nhớ là khơng có nội dung nào là thích hợp cho TT-GDSK ở một cộng đồng.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Nêu các nguyên tắc lựa chọn nội dung TT-GDSK. 2. Liệt kê các nội dung chính cần TT-GDSK hiện nay.

3. Trình bày tầm quan trọng và các nội dung cơ bản trong TT-GDSK về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, dinh dưỡng.

4. Trình bày tầm quan trọng và các nội dung cơ bản trong TT-GDSK về vệ sinh mơi trường.

5. Trình bày tầm quan trọng và các nội dung cơ bản trong TT-GDSK về vệ sinh lao động, phòng chống các bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.

PHƯƠNGTIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁPTRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨCKHỎE TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨCKHỎE MỤC TIỂU

1. Trình bày được khái niệm về phương tiện và phương pháp Truyền thơng - giáo đục sức khỏe.

2. Trình bày được các phương tiện Truyền thông - giáo dục sức khỏe.

3. Trình bày được các phương pháp Truyền thơng - giáo dục sức khỏe trực tiếp và gián tiếp.

NỘI DUNG

1. KHÁI QUÁT VÈ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG -GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Một phần của tài liệu Giao trinh truyen thong giao duc suc khoe 1597668606 1634006085 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w