Yếutố văn hoá cộng đồng

Một phần của tài liệu Giao trinh truyen thong giao duc suc khoe 1597668606 1634006085 (Trang 30 - 31)

2. CÁCYÉU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN HÀNH VI SỨCKHỎE

2.3.5. Yếutố văn hoá cộng đồng

Có thể nói các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi con người khác nhau giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. Những yếu tố thông thường tạo nên hành vi như kiến thức, niềm tin, các giá trị được xã hội chấp nhận, cách sử dụng các nguồn lực trong cộng đồng, quan hệ giao tiếp xã hội, chuẩn mực đạo đức... đó là yếu tố góp phần hình thành lối sống và được hiểu như là nền văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của nhiều yếu tổ bao gồm kiến thức, niềm tin, phong tục tập quán, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và tất cả những năng lực mà con người thu được trong cuộc sống. Văn hoá được thể hiện trong cách sống hàng ngày của các thành viên xã hội, văn hoá là

“cách s ống ” (theo định nghĩa của tác giả Otto Klin Berg). Mỗi nền văn hóa có các đặc điểm đặc

trưng riêng, đại diện cho một phương thức mà cộng đồng tìm ra để chung sống cùng nhau trong mơi trường của họ.

Nền văn hoá đã được phát triển qua hàng ngàn năm của những người cùng chung sống trong một cộng đồng, xã hội và chia sẻ kinh nghiệm trong môi trường nhất định. Nền văn hố tiếp tục thay đổi, có khi chậm chạp, có khi nhanh như là kết quả của quá trình tự nhiên và xã hội hoặc do giao lưu văn hoá giữa những người từ những nền văn hoá khác nhau. Hành vi của con người là biểu hiện của nền văn hóa và nền văn hóa có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của con người. Khi quan sát, tìm hiểu kỹ các cộng đồng, chúng ta có thể nhìn thấy, nghe thấy, hiểu được nền văn hố của cộng đồng. Mỗi nền văn hóa có các đặc điểm đặc trưng riêng, đại diện cho một phương thức mà cộng đồng tìm ra để chung sống cùng nhau trong mơi trường của họ. Cán bộ y tế, cán bộ làm TT- GDSK khi làm việc với một cộng đồng phải tìm hiểu các đặc trưng của văn hóa cộng đồng, biết lắng nghe quan sát để nghiên cứu kỹ các nguyên nhân của các hành vi liên quan đến sức khỏe bệnh tật bắt nguồn từ nền văn hóa của cộng đồng. Điều này sẽ giúp cho cán bộ TT-GDSK được cộng đồng chấp nhận và có thể tìm ra giải pháp can thiệp TT-GDSK phù họp với nền văn hóa cộng đồng.

Như vậy, ta có thể có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe như các hành động và hành vi thơng thường chứ khơng phải chỉ có thuốc men và các dịch vụ y tế.

Nhiều chương trình giáo dục sức khỏe khơng thành cơng bởi vì khơng chú ý đến các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe của người dân. Nghiên cứu đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe của con người là cần thiết để tránh những thất bại khi thực hiện giáo dục sức khỏe, cần phải xác định các hành vi nào là của cá nhân kiểm soát và các hành vi nào do ảnh hưởng của cộng đồng và quốc gia. Hơn nữa cần xác định khó khăn,

các thử thách, sự cơng bằng trong cộng đồng để có thể hiểu tất cả cá hành vi của cá nhân hay cộng đồng. Chúng ta cũng cần thúc đẩy ảnh hường của các nhà lãnh đạo đến quá trình hành động cho những thay đổi chính sách y tế, xã hội tác động đến hành vi sức khỏe. Bằng cách xác định hành vi chi tiết chúng ta có thể nhận ra những khó khăn của các cá nhân và gia đình hay cộng đồng khi thực hành theo các lời khuyên của cán bộ y tế, cán bộ giáo dục sức khỏe.

Nếu chỉ dừng ở việc tìm hiểu ngun nhân của hành vi thì khơng thể mong chờ đối tượng thay đổi hành vi mà cần tiếp tục giúp đỡ đối tượng, tạo điều kiện để họ thực hành được các hành vi mới thay thế hành vi cũ. Ví dụ: nếu chỉ nói phải ni con bằng sữa mẹ, đưa con đi tiêm chủng, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, xây dựng cơng trình vệ sinh... thì khơng đủ để người dân thực hiện mà cịn phải xét đến tính có sẵn dịch vụ, khả năng tiếp cận với các dịch vụ này, thời gian của các bà mẹ, hướng dẫn kỹ năng cần có cho các bà mẹ để thực hiện, cũng như nguồn lực cần thiết để thực hiện các hành vi mong đợi.

Một phần của tài liệu Giao trinh truyen thong giao duc suc khoe 1597668606 1634006085 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w