Bệnh SXHD được truyền sang ngưòi qua muỗi đốt vậy làm thế nào để phòng bệnh SXHD?

Một phần của tài liệu Giao trinh truyen thong giao duc suc khoe 1597668606 1634006085 (Trang 156 - 157)

- Quản lý nguy cơ (đưa ra quyết định).

12. Bệnh SXHD được truyền sang ngưòi qua muỗi đốt vậy làm thế nào để phòng bệnh SXHD?

bình hàng tháng vưọt trên 20°c, vậy ở Việt Nam Bệnh SXHD thưòng xuất hiện ỏ’ đâu?

Ở Việt Nam, bệnh SXHD là bệnh lưu hành rất phổ biến. Bệnh xuất hiện cả ở 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên kể cả ở thành thị và vùng nông thôn. Tuy nhiên bệnh ghi nhận nhiều nhất ở các tỉnh miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên, một số tỉnh đồng bằng và duyên hải Bắc bộ. Các tỉnh miền núi phía Bắc bệnh ít gặp hoai. Hàng năm, Việt Nam ghi nhận trung bình từ 80.000 đến 100.000 trường họp mắc, trong đó có hàng chục ca tử vong. Những khu vực đơng dân cư có tập quán chứa nước sạch ở nhiều loại dụng cụ, nơi công trường xây dựng, khu vực đang đơ thị hóa, nơi có nhiều đồ vật phế thải chứa nước mưa là những nơi rất thuận lợi cho dịch bệnh SXHD bùng phát.

9. Bệnh SXHD thường xảy ra vào thòi điểm nào trong năm?

Bệnh SXHD thường xuất hiện và gây thành dịch vào các tháng mùa mưa, nhiệt độ trung bình trong tháng cao; ở miền Nam và miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm, miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11. Trong năm, bệnh SXHD phát triển mạnh nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10. Chu kỳ của dịch SXHD khoảng 3-5 năm một lần. Thường sau một số chu kỳ dịch nhỏ và vừa lại có một chu kỳ dịch lớn xảy ra.

11. Những người nào và lứa tuổi bao nhiêu thưịìig bị mắc bệnh SXHD?

Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với vi rút Dengue đều có thể bị nhiễm vi rút Dengue và mắc bệnh. Tuy nhiên, ở vùng bệnh lưu hành nặng như miền Nam và nam Trung bộ nước ta, tỷ lệ mắc bệnh của trẻ em dưới 15 tuổi thường cao hơn, còn ở các vùng khác khả năng mắc bệnh của trẻ em và người lớn là như nhau.

12. Bệnh SXHD được truyền sang ngưòi qua muỗi đốt vậy làm thế nào để phòng bệnhSXHD? SXHD?

Hiện nay, bệnh SXHD chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là diệt muỗi, bọ gậy/lăng quăng và phịng chống muỗi đốt. Nếu khơng có bọ gậy/lăng quăng, khơng có muỗi truyền bệnh thì khơng có bệnh sốt xuất huyết. Thường xun giữ gìn vệ sinh mơi trường sống sạch sẽ; chủ động thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt bọ gậy/loăng quăng tại hộ gia đình cụ thể như sau:

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy/loăng quăng: đậy kín và thả cá ăn bọ gậy tất cả các vật dụng chứa nước ăn uống sinh hoạt như bể, chum vại, lu, khạp, các vật dụng chứa đựng nước; thay nước, thau rửa chum, vại, lu, khạp thường xuyên; vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; thu gom, hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp xe cũ...; loại bỏ các hốc chứa nước tự nhiên như hốc cây, kẽ lá, gốc tre, nứa quanh nhà; bỏ muối vào các bát nước kê chân chạn (tủ đựng chén bát).

- Phòng chống muỗi đốt: mặc quần áo dài che kín tay chân; ngủ trong màn (mùng) kể cả ban ngày; dùng các biện pháp thông thường để xua và diệt muỗi; dùng rèm che, màn tẩm hóa

chất diệt muỗi trong các hộ gia đình. Người bị sốt xuất huyết hoặc nghi bị mắc bệnh phải nằm trong màn, tránh muỗi đốt để không lây bệnh sang người khác.

Khi có các biểu hiện nghi ngờ bị mắc SXHD cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được hướng dẫn và điều trị kịp thời.

Một phần của tài liệu Giao trinh truyen thong giao duc suc khoe 1597668606 1634006085 (Trang 156 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w