Các nhóm người khác nhau với việc tiếp nhận kiến thức, hành vi mớ

Một phần của tài liệu Giao trinh truyen thong giao duc suc khoe 1597668606 1634006085 (Trang 35)

4. CÁC BƯỚC CỦA QUÁ TRÌNH THAY ĐỒI HÀNH VI SỨCKHỎE 1 Các bước của quá trình thay đổi hành vi sức khỏe

4.2. Các nhóm người khác nhau với việc tiếp nhận kiến thức, hành vi mớ

Thơng thường trong một cộng đồng bao giờ cũng có các nhóm người khác nhau đối với việc tiếp nhận các kiến thức mới theo tác giả Roger (1983) (Đổi mới - q trình quyết định) ta có thể phân nhóm như sau:

Nhóm 1: nhóm người khởi xướng đối mới. Nhóm này chiếm khoảng 2,5%. Đây là nhóm

tiên phong, thường đưa ra các ý tưởng mới và hành vi mới.

Nhóm 2: nhóm những người ủng hộ những tư tưởng, những hành vi mới sớm. Nhóm này

khoảng 13,5%. Họ thường được gọi là những người “lãnh đạo dư luận”, có thể họ là những người lãnh đạo cộng đồng, cũng có thể hiện tại họ không phải là những người lãnh đạo cộng đồng nhưng họ có uy tín đối với cộng đồng, được cộng đồng tin tưởng và làm theo. Nhóm này thường có trình độ hiểu biết, nhận thức nhanh với các hành vi mới có lợi và sẵn sàng ủng hộ những người khởi xướng, giới thiệu các vấn đề mới hành vi mới và vận động những người khác tiếp nhận những vấn đề mới.

Nhóm 3: nhóm đa số chấp nhận những tư tưởng, những hành vi mới sớm. Nhóm này chấp

nhận những tư tưởng hành vi mới tiếp theo nhóm 2, thường chịu ảnh hưởng sớm của nhóm 1 và nhóm 2. Nhóm này chiếm khoảng 34%.

Nhóm 4: nhóm đa số chấp nhận những tư tưởng, những hành vi mới muộn. Nhóm này

cũng chiếm khoảng 34%. Sự chấp nhận các tư tưởng, hành vi mới ờ nhóm này muộn hơn vì thế khi giới thiệu các vẩn đề mới, với nhóm này thì cần có một thời gian nhất định để nhóm này có thể thay đổi hành vi. Nhóm này chịu ảnh hưởng nhiều của những người trong nhóm 3.

Nhóm 5: nhóm chậm chạp bảo thủ đối với những kiến thức, hành vi mới. Nhóm này

chiếm 16%. Tác động vào nhóm này rất khó khăn nên phải hết sức kiên trì, mềm mỏng, tìm các giải pháp thích họp để hạn chế ảnh hưởng của nhóm này đối với nhóm khác vì nhóm này thường có xu hướng chống đối với các tư tưởng và hành vi mới và lôi kéo những người khác làm theo họ.

Khi thực hiện TT-GDSK cần chú ý phát hiện và phân loại đối tượng trong cộng đồng, đặc biệt cần phát hiện sớm những người thuộc nhóm 1 và nhóm 2 để tranh thủ sự hỗ trợ và hợp tác của họ. Họ chính là những người 'dành đạo dư luận”, những hạt nhân nịng cốt, tích cực, gương mẫu trong việc thực hiện các hành vi sức khỏe lành mạnh, có ảnh hưởng lớn đến lơi cuốn những người khác trong cộng đồng tham gia. Đối với những người này cần phải tác động trước tiên và sau đó họ trở thành những nhân tố tiên phong tác động lớn đến thành viện khác trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu Giao trinh truyen thong giao duc suc khoe 1597668606 1634006085 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w