Giáo dục dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Giao trinh truyen thong giao duc suc khoe 1597668606 1634006085 (Trang 46 - 47)

2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CẦN TRUYÈN THÔNG GIÁO DỤC sức KHỎE 1 Giáo dục, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em

2.2. Giáo dục dinh dưỡng

2.2.1. Tầm quan trọng

Dinh dưỡng là một trong những nhu cầu thiết yếu của mỗi người, vấn đề của đời sống hàng ngày. Mặc dù loài người đã đạt được những thành tựu vĩ đại trong mọi lĩnh vực khoa học, nhưng cho đến nay nạn đói và hậu quả của nó vẫn cịn là một thách thức lớn đối với nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, tình hình bữa ăn thiếu về số lượng và mất cân đối về chất lượng đã và vẫn còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sức lao động của nhân dân. Mục tiêu đến 2020, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) của trẻ em < 5 tuổi (cân nặng trên tuổi) của cả nước còn < 10% nhưng thực tế hiện nay, tỷ lệ SDD bà mẹ. trẻ em tại Việt Nam vẫn ở mức cao. Năm 2008, theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ SDD (cân nặng/tuổi) của trẻ em < 5 tuổi vẫn cịn 19,2% trong đó cao nhất là ở các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. SDD đã làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ lên 2,5-8,4 lần. Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 7000 trẻ em tử vong có liên quan đến SDD. Theo thống kê báo cáo Tổng quan ngành Y tế năm 2015, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi là 14,5%, cao nhất vẫn là vùng Tây Nguyên 22,6%; SDD thể thấp còi là 24,9%, vùng Tây Nguyên là 34,9%. Việc thiếu những vi chất dinh dưỡng này (vitamin A, sắt, iod) đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam. Số trẻ em SDD gầy cịm cấp tính đã hạ thấp đáng kể, nhưng tỷ lệ thấp còi vẫn cịn rất cao, chiếm 1/3. Phụ nữ có thai thiếu máu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em miền núi và một số vùng nông thôn nghèo. Thiếu vitamin A hiện nay được coi là một chỉ tiêu phản ánh về tình trạng nghèo đói và là vấn đề có ý nghĩa cộng đồng ở tất cả các vùng trong cả nước. Chính vì vậy, việc chăm sóc dinh dưỡng sớm cho người mẹ chuẩn bị mang thai, trong lúc mang thai đến khi trẻ 2 tuổi là vấn đề cốt lõi để ngăn chặn tình trạng SDD. Bên cạnh đó, một số bệnh liên quan đến thừa dinh dưỡng, dinh dưỡng bất họp lý có chiều hướng gia tăng, như thừa cân, béo phì, bệnh gout, bệnh đái tháo đường...

ta. Nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây ngộ độc cấp tính và mạn tính có thể xảy ra đối với người dân ở mọi nơi, mọi chỗ, do vậy nội dung này cũng rất cần được ưu tiên TT-GDSK cho cá nhân và cộng đồng.

Giáo dục dinh dưỡng góp phần làm tăng hiểu biết của người dân về ăn uống hợp lý, cân đối và an tồn, góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe cả trước mắt và lâu dài.

Đe giải quyết vấn đề dinh dưỡng cần phải có chính sách, chiến lược và các biện pháp phối họp hoạt động đồng bộ, trong đó khơng thể nào thiếu được hoạt động truyền thông giáo dục về dinh dưỡng.

Một phần của tài liệu Giao trinh truyen thong giao duc suc khoe 1597668606 1634006085 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w