Cần tránh các câu hỏi có thể làm cho đối tượng cảm thấy bị xúc phạm.

Một phần của tài liệu Giao trinh truyen thong giao duc suc khoe 1597668606 1634006085 (Trang 127 - 128)

Trước khi hỏi đối tượng, người nêu câu hỏi cần phải thu hút sự chú ý, xem xét xem đối tượng đã sẵn sàng tiếp nhận câu hỏi chưa, liệu có người nào trả lời được khơng, câu hỏi có điều gì khó khăn và làm xúc phạm đến đối tượng trả lời không. Khi đặt câu hỏi xong cần ngừng lại để người nghe có thời gian suy nghĩ trả lời và quan sát, mời từng người muốn trả lời. Nêu câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ và đúng người là một biện pháp kích thích q trình giao tiếp, thu hút sự tham gia của đối tượng trong TT-GDSK. Người thực hiện TT-GDSK phải thể hiện thiện chí và tính tích cực trong giao tiếp bằng cách hỏi đáp. Luôn luôn sẵn sàng tiếp nhận các câu hỏi từ phía đối tượng với thái độ tôn trọng và trả lời hết các câu hỏi của đối tượng. Chú ý gắn nội dung trả lời với nội dung giáo dục sức khỏe, nhằm khẳng định tính đúng đắn của các kiến thức đã truyền thông giáo dục và các hành vi lành mạnh cần thực hành.

4.3. Kỹ năng nghe

Nghe là một trong các kỹ năng cơ bản của truyền thông giao tiếp hàng ngày. Người TT- GDSK cần biết lắng nghe đối tượng được TT-GDSK của mình để:

- Thu nhận các thông tin chung lượng giá khái quát kiến thức, thái độ, thực hành và các ý tưởng mới của đối tượng Có được thơng tin phản hồi đúng, đủ để biết liệu nội dung thông tin, thơng điệp truyền đi có được đối tượng tiếp nhận được đầy đủ và hiểu đúng hay khơng.

- Có thêm nhiều thơng tin và ý tưởng để điều chỉnh q trình TT-GDSK. - Khích lệ người được TT-GDSK tham gia tích cực hơn.

- Thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu các vấn đề và hoàn cảnh của đối tượng. Yêu cầu khi lắng nghe:

- Yên lặng khi bắt đầu lắng nghe.

- Tạo điều kiện dễ dàng cho người nói: giúp người nói cảm thấy tự tin khi nói, điều này thường được gọi là tạo mơi trường cho phép.

- Không chỉ nghe bằng tai mà phải nghe bằng cả mắt, bằng cử chỉ, dáng điệu để khích lệ người nói.

- Nhìn thẳng vào mặt người nói với thể hiện thân thiện, khích lệ người nói. - Khơng đột ngột ngắt lời người nói.

- Khơng làm việc khác, nói chuyện với người khác, nhìn đi nơi khác khi nghe. - Kiên trì, khơng thể hiện sự sốt ruột khó chịu, làm chủ khi nghe.

người nói và thể hiện là người nghe đang chăm chú nghe người nói. - Đề nghị những người khác cùng chú ý lắng nghe.

4.4.Kỹ năng quan sát

Quan sát cũng tương tự như nghe nhưng ở đây chúng ta sử dụng mắt để thu thập thông tin. Bằng quan sát người truyền thơng có thể phán đốn được người nhận thơng tin có chú ý đến vấn đề truyền thơng hay khơng, liệu học có hiểu được nội dung khơng. Mức độ thơng tin cung cấp đã thích họp chưa, người nhận có u cầu thêm thơng tin nữa khơng và liệu họ có sẵn sàng hành động hay khơng. Quan sát những người được truyền thông giúp cho người thực hiện truyền thơng có thể hiểu được đối tượng có những phản hồi hay hành động tích cực hay tiêu cực để kịp thời có các điều chỉnh thích hợp. Quan sát góp phần làm cho đối tượng nghe tập trung chú ý đến vấn đề được trình bày nhiều hơn.

Yêu cầu khi quan sát:

- Bao quát được toàn bộ đối tượng.

- Phát hiện được những biểu hiện khác thường ở đối tượng để điều chỉnh. - Nhắc nhở, thu hút sự chú ý của đối tượng.

Một phần của tài liệu Giao trinh truyen thong giao duc suc khoe 1597668606 1634006085 (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w