2.5.2. Tiến hành thử nghiệm
Một nguyên tắc cần chủ ý là mọi tài liệu, phương tiện TT-GDSK cần phải thử nghiệm. Cần xác định rõ mục đích của tài liệu, phương tiện sẽ được sừ dụng để chuyển tải các thông điệp gì. Đối tượng đích của tài liệu, phương tiện là những ai hay tài liệu dùng cho ai, họ ở đâu. Trong thực tế các đối tượng khác nhau có thể hiểu biết và chấp nhận các phương tiện, tài liệu giáo dục sức khỏe ở các mức độ khác nhau. Sự chấp nhận có thể phụ thuộc vào trình độ văn hóa, dân tộc, tín ngưỡng, tuổi, giới tính, kinh nghiệm trong cuộc sống. Do vậy, nếu là tài liệu định sử dụng cho nhiều đối tượng thì cần phải thử nghiệm kỹ và có thể phải sửa đổi để phù họp với các nhóm đối tượng khác nhau theo các vùng, các địa phương, dân tộc, tín ngưỡng khác nhau.
Cần giải thích rõ mục tiêu thử nghiệm để các đối tượng được thừ nghiệm có sự cộng tác chặt chẽ, giảm bớt các thơng tin sai lệch.
Đe thu được đầy đủ các thơng tin nhận xét về các khía cạnh khác nhau của tài liệu, phương tiện giáo dục sức khỏe cần thử nghiệm, người TT-GDSK cần đặt ra các câu hỏi mở để người được phỏng vấn khơng chỉ trả lời là “có” hay “khơng” mà họ cịn giải thích lý do vì sao lại như vậy.
Ví dụ: khi thử nghiệm một bức tranh hay một tấm pano, áp phích người thử nghiệm có thể nêu ra một số câu hỏi như sau để hỏi đối tượng:
- Bạn thấy gì ở bức tranh này?
- Bạn cịn thấy gì nữa? (có thể thảo luận các chi tiết của bức tranh hay pano, áp phích) - Bức tranh này có ý nghĩa gì với bạn?
- Vì sao nó lại có ý nghĩa như vậy? - Bức tranh này dễ hiểu hay khó hiểu?
- Những điều gì bạn thay chưa rõ về bức tranh? - Những gì trên bức tranh làm bạn thích nhất?
- Những điều gì trên bức tranh làm bạn khơng thích, khó chịu? - Bức tranh này nói về ai, vấn đề gì?
- Bức tranh này nói đến vấn đề ở đâu?
- Bức tranh này nói đến vấn đề khi nào? (hiện tại, quá khứ hay tương lai hay kết họp: quá khứ - hiện tại, quá khứ - hiện tại - tương lai, hiện tai - tương lai).
- Bạn nhận xét màu sắc của bức tranh này như thế nào? Bạn có thích khơng?
- Bạn có nhận xét gì về chữ viết trên bức tranh? (nhiều chữ q, chữ khó nhìn, chữ to hoặc nhỏ quá...).
- Bạn học được gì ở bức tranh này?
- Những người khác có thể học được gì ở bức tranh này?...
Nếu như người thử nghiệm đặt ra được đủ các câu hỏi về khía cạnh của tài liệu, phương tiện cần thử nghiệm thì sẽ thu được đầy đủ các thông tin giúp cho việc ra quyết định sản xuất và sử dụng tài liệu chính thức, cần thử nghiệm trên một số đối tượng đủ để có thể những kết luận chung về tài liệu thử nghiệm.
Nên thử nghiệm với từng cá nhân đối tượng để thu được các thông tin khách quan, họ không bị ảnh hưởng ý kiến của những người khác. Chú ý: chọn thời gian và địa điểm thích họp để thử nghiệm để tránh ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.
2.5.3. Phăn tích kết quả thử nghiệm và đi đến quyết định sử dụng
Người thử nghiệm sau khi thử nghiệm cần đặt ra các câu hỏi như sau để đánh giá phân tích kết quả thử nghiệm tài liệu: