2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CẦN TRUYÈN THÔNG GIÁO DỤC sức KHỎE 1 Giáo dục, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em
2.6.2. Nội dung chủ yếu về giáo dục phòng chống bệnh tật nói chung
Nội dung giáo dục phịng chống bệnh tật nói chung khá rộng, bao gồm:
- Giáo dục phòng chống các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm:
+ Các bệnh tật phổ biến theo mùa, thành dịch, ví dụ như: sốt xuất huyết, tả, lỵ, thương hàn, cúm, sởi, viêm não...
+ Các bệnh do ký sinh trùng gây ra: giun sán, amip, nấm...
+ Các bệnh xã hội: sốt rét, lao, phong, HIV/AIDS, bệnh lây truyền qua đường tình dục...
+ Các bệnh lây truyền mới xuất hiện như: cúm gia cầm, SARS, MERS-CoV...
- Giáo dục phịng chống các bệnh khơng lây nhiễm: + Bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, COPD, hen phế quản...
+ Bệnh ung thư.
+ Bệnh tâm thần.
+ Các loại tai nạn, thảm họa.
+ Bệnh liên quan đến dinh dưỡng không hợp lý.
- Giáo dục phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: chú trọng thực hiện ở các nơi sản xuất có yếu tố tác hại nghề nghiệp và nguy cơ cao về tai nạn lao động.
- Giáo dục sử dụng đủng các loại thuốc phòng bệnh và điều trị bệnh, tránh lạm dụng thuốc, sử dụng an toàn họp lý về thuốc.
- Truyền thơng phịng chống các yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, sử dụng ma túy...
Như vậy, ta thấy nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe rất phong phú, bao gồm những vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, cả sức khỏe về thể chất, tâm thần và xã hội. Việc lựa chọn vấn đề sức khỏe, bệnh tật và nội dung giáo dục sức khỏe cụ thể phải túy theo tùng thời gian, địa điểm, nhu cầu của đối tượng và phù hợp với khả năng nguồn lực hiện có của các địa phương. Tuy nhiên cũng có những kiến thức cơ bản, phổ cập về sức khỏe, phòng chống bệnh tật và chăm sóc sức khỏe mà mọi người trong cộng đồng đều cần biết, đó cũng là những nội dung ưu tiên, cần được lập kế hoạch TT-GDSK thường xuyên.