2. CÁCYÉU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN HÀNH VI SỨCKHỎE
2.2. Những người có ảnh hưởng quan trọng
Một trong các lý do làm cho các chương trình giáo dục sức khỏe khơng thành cơng có thể là do chương trình chỉ chú ý nhằm vào các cá nhân mà không chú ý đến ảnh hưởng của những người khác đến hành vi của cá nhân đó. Trên thực tế chỉ có một số ít người là quyết định hành động mà không cần quan tâm đến ý kiến hay quan điểm của những người xung quanh. Tất cả chúng ta đều chịu ảnh hưởng của những người khác trong mạng lưới quan hệ xã hội phức tạp. Khi một ai đó được cộng đồng coi là những người quan trọng thì cộng đồng thường dễ dàng nghe, tin tưởng và làm theo những điều họ khuyên hoặc những việc họ làm. Một số người muốn hành động nhưng những người khác lại có quan điểm ngược lại. Những người có nhiều ảnh hưởng đến cá nhân, đến cộng đồng phụ thuộc vào quan hệ, hồn cảnh của cá nhân, niềm tin, văn hóa cộng đồng. Ví dụ: trong một số cộng đồng các bà mẹ vợ và mẹ chồng có ảnh hưởng đến hành vi chăm sóc trẻ em. Trong một số cộng đồng khác những người già, bao gồm cả cơ, dì, chú, bác có ảnh hưởng nhiều hơn đến chăm sóc trẻ em. Những người có ảnh hưởng lớn đến hành vi của mỗi người có thể thay đổi theo không gian và thời gian của cuộc sống.
Thơng thường những người có ảnh hưởng nhiều đối với chúng ta là cha mẹ, ông bà, anh em, vợ chồng, thầy cô giáo, bạn bè, người lãnh đạo, đồng nghiệp, những người có nhiều kinh nghiệm, trình độ cao, kỹ năng đặc biệt. Các cán bộ y tế có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi sức khỏe của cá nhân và cộng đồng.
Đối với trẻ em khi cịn nhỏ thì trước hết cha mẹ, ơng bà, anh chị em trong gia đình là người có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với trẻ, lớn lên đi học thì thầy cơ giáo có ảnh hưởng vơ cùng quan trọng. Học sinh càng nhỏ thì chịu ảnh hường hành vi của các thầy cơ càng nhiều, bạn bè cùng học tập, cùng lứa tuổi có ảnh hưởng hành vi lẫn nhau. Trong nhóm bạn, chúng ta có thể quan sát thấy hành vi ứng xử của các thành viên trong nhóm giống nhau. Ví dụ: trong nhóm trẻ vị thành niên, một em hút thuốc lá có thể thấy các em khác hút thuốc lá theo. Trong một cơ quan, hành vi của các nhân viên có thể chịu ảnh hưởng của người quản lý lãnh đạo. Trong mỗi cộng đồng những người lãnh đạo cộng đồng có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi của các thành viên trong cộng đồng. Như vậy, khi tiến hành truyền thông giáo dục sức khỏe cần chú ý đến ảnh hưởng của những người xung quanh tới thay đổi hành vi của các đối tượng. Ảnh hưởng của những người xung quanh có thể tạo ra áp lực xã hội tác động mạnh đến đối tượng. Ví dụ về áp lực xã hội là một phụ nữ khơng áp dụng biện pháp tránh thai vì chồng khơng đồng ý, một thanh niên trẻ bắt đầu hút thuốc vì được bạn bè khích lệ. Bà mẹ trẻ muốn cho con uống nước bù khi con mắc tiêu chảy nhưng lại bị bà ngăn cản. Nhiều trẻ em đánh răng là vì chúng đánh răng theo mẹ. Các gia đình xây dựng hốxí hai ngăn vì người lãnh đạo tơn giáo trong cộng đồng muốn họ xây dựng hố xí hai ngăn. Như vậy, áp lực xã hội có thể ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến
những thực hành bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Người thực hiện TT-GDSK cần phát hiện những người có vai trị quan trọng, tạo ra các ảnh hưởng tích cực cho nâng cao hành vi có lợi cho sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của những người cản trở thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe của đối tượng.