1.1. Mở đầu
Tổ chức Y tế thế giới đã định nghĩa: sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về mặt thể chất, tâm thần và xã hội chứ khơng chỉ bao gồm tình trạng khơng có bệnh hay thương tật. Từ định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới về sức khỏe có thể thấy là có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe với nghĩa rộng, cả sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội và TT-GDSK là nhằm giúp mọi người biết loại trừ hoặc hạn chế các yếu tố tác hại đến sức khỏe, tạo môi trường và thực hành lành mạnh nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe. TT-GDSK là nội dung trọng tâm có liên quan đến mọi nội dung khác của chăm sóc sức khỏe ban đầu. Như vậy có thể nhận thấy các nội dung cần TT-GDSK cho cộng đồng nói chung rất rộng, bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội. Yêu cầu của TT-GDSK không chỉ bao gồm giáo dục về phòng bệnh, phát hiện bệnh, điều trị bệnh, phục hồi sức khỏe của một cá nhân mà còn cho cả tập thể, cộng đồng, cả người ốm và người khỏe. Tuy nhiên mỗi nơi, mỗi lúc chúng ta phải chọn những nội dung giáo dục sức khỏe cho phù họp với cá nhân, nhóm hay cả cộng đồng. Lựa chọn nội dung TT-GDSK còn phụ thuộc cụ thể vào lĩnh vực chuyên môn của người thực hiện TT-GDSK. Dưới đây là một số nguyên tắc trong lựa chọn nội dung TT-GDSK.
1.2. Một số nguyên tắc trong lựa chọn nội dung Truyền thông - giáo dục sức khỏe
1.2.1. Lựa chọn nội dung TT-GDSKphải đáp ứng các vấn đề sức khỏe ưutiên tiên
Vấn đề sức khỏe, bệnh tật ưu tiên là những vấn đề sức khỏe, bệnh tật phổ biến, hiện đang có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả nhân và cộng đồng. Những vấn đề sức khỏe cần ưu tiên trong TT- GDSK cho các cá nhân và cộng đồng có thể khác nhau, tùy theo từng địa phương, khu vực và phụ thuộc vào từng thời gian. Cũng có thể có các vấn đề sức khỏe, bệnh tật thường gặp, hay những kiến thức khoa học thường thức về sức khỏe, bệnh tật cần TT-GDSK cho tất cả mọi người, hoặc cho nhiều đối tượng trong cộng đồng, trên phạm vi rộng và cần thực hiện vào tất cả mọi thời gian, cũng được chọn là những vấn đề sức khỏe ưu tiên cho hoạt động TT-GDSK.
1.2.2. Các nội dung cụ thể cần TT-GDSK cho đối tượng phải phù hợp vói nhu cầuvà khả năng tiếp thu của đối tượng và khả năng tiếp thu của đối tượng
Khơng nên trình bày nội dung q đi vào chi tiết với đối tượng, chỉ nên nhấn mạnh những nội dung mà đối tượng cần phải biết và cần thiết. Khơng nên trình bày q nhiều nội dung đối tượng nên biết. Việc nghiên cứu kỹ đối tượng trước khi thực hiện TT-GDSK là cần thiết để biết rõ các kiến thức, thái độ và thực hành của đối tượng (KAP) ở mức độ nào để soạn thảo nội dung cụ thể cho phù họp. Nội dung phải đáp ứng đúng, đủ các mực tiêu TT-GDSK đã đặt ra.
1.2.3. Nội dung phải đảm bảo tính khoa học, thực tiễn
Các nội dung phải chuyển tải đến đối tượng phải là nội dung được soạn thảo từ các tài liệu có cơ sở khoa học, gồm những kiến thức, thực hành đã được kiểm chứng và chính thức được sử dụng trong các tài liệu, y văn đã được lưu hành họp pháp. Nội dung liên quan thiết thực với đối tượng và phải áp dụng được trong hoàn cảnh của đối tượng.
1.2.4. Nội dung cần được trình bày rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu
Trình bày nội dung cần tránh sử dụng các từ, cụm từ, thuật ngữ chuyên môn y học. Các nội dung được thể hiện bằng các câu từ ngắn gọn, đủ ý, khơng nên giải thích cơ chế dài dòng giúp đối tượng dễ dàng tiếp thu và làm được. Tốt nhất là sử dụng các ngôn ngữ của cộng đồng để diễn đạt nội dung. Đối với các vùng dân tộc ít người phải sử dung ngơn ngữ, hình ảnh của địa phương để trình bày cho họ hiểu được.
1.2.5. Nội dung được trình bày theo trình tự hợp lý
Những nội dung của một vấn đề TT-GDSK cần được trình bày theo trình tự hợp lý của tư duy logic, phù họp với tâm sinh lý của đổi tượng để đối tượng dễ nhớ, dễ thực hiện. Ví dụ: khi TT-GDSK cho cộng đồng về phịng chống một bệnh nào đó có thể trình bày theo thứ tự như sau:
- Tác hại hay ảnh hưởng của bệnh đến các nhân, gia đình và xã hội.
- Những nguyên nhân, đường lây bệnh.
- Biểu hiện và cách phát hiện bệnh sớm.
- Cách xử trí bệnh khi phát hiện.
- Phương pháp phịng, chống bệnh.
- Tóm tắt những nội dung chính, cốt lõi cần nhớ và làm.
1.2.6. Nội dung được chuyển tải đến đối tượng bằng các hình thức hấp dẫn
Có thể sử dụng lời nói trực tiếp, phối họp với các ví dụ, hiện vật, hình ảnh minh họa gây ấn tượng mạnh cho đối tượng để chuyển tải nội dung TT-GDSK. cần nghiên cứu kỹ các đối tượng để chọn phương pháp chuyển tải nội dung thông điệp phù hợp nhất với đối tượng, kèm theo các hình ảnh, ví dụ minh họa làm cho đối tượng tập trung chú ý. Nhiều cộng đồng có các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ truyền thống như thơ, ca, nhạc, kịch, sinh hoạt câu lạc bộ, cán bộ TT-GDSK cần tận dụng các thời cơ tốt đó để lồng ghép phối họp hoạt động TT-GDSK.