I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được trong bài văn kể chuyện, việc miêu tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ).
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1 mục III);
Kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên Ốc có kết hợp tả ngoại hình Bà lão hoặc nàng tiên.
HS khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện, kết hợp tả ngoại hình của hai nhân vật (BT2)
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập chăm chỉ, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
GV: khổ giấy to viết y/c của bài tập 1 (để chỗ trống) để hs điền đặc điểm ngoại hình của nhân vật.
1 tờ phiếu cắt viết đoạn văn của Vũ Cao (phần luyện tập) HS: Vở, SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ (3’):
+ Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điểm gì?
+ Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã giao?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B- Dạy bài mới (35’) 1) Giới thiệu bài:
- GV ghi đầu bài lên bảng.
2) Tìm hiểu bài:
a) Phần nhận xét:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc các bài tập 1, 2, 3.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm: Ghi vắn tắt vào vở đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò. Trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của Nhà Trò?
- 2 HS kể lại câu chuyện của mình.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc, cả lớp đọc thầm theo yêu cầu.
- Hoạt động trong nhóm.
+ Sức vóc: Gầy yếu, bự những phấn như mới lột.
+ Cánh: Mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, rất yếu chưa quen mở.
+ Trang phục: Mặc áo thâm dài, đôi chỗ
+ Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này?
- Gọi các nhóm lên dán phiếu và trình bày.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
b) Phần ghi nhớ:
+ Trong bài văn kể về nhân vật, điều gì đóng vai trò quan trọng?
+ Đặc điểm ngoại hình của nhân vật trong văn kể chuyện có tác dụng gì?
- Gọi 3 HS đọc phần ghi nhớ.
3) Luyện tập:
* Bài tập 1:
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập
+ Chi tiết nào miêu tả đặc điểm ngoại hình của chú bé liên lạc?
+ Các chi tiết đó nói lên điều gì về chú bé?
* Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của bài.
điểm vàng.
+ Tính cách: Yếu đuối
+ Thân phận: Tội nghiệp, dễ thương, dễ bị bắt nạt.
- 2 nhóm cử đại diện trình bày.
- HS chữa bài theo lời giải đúng.
- 3 HS đọc, cả lớp theo dừi.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm bài và đoạn văn.
- HS đọc thầm và dùng bút chì gạch chân dưới những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình., 1 HS lên bảng.
+ Ngoại hình: Người gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tạn dùi, quần ngắn tới gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch.
+ Cho thấy chú bé là con của gia đình nông dân nghèo quen chịu đựng vất vả. Cậu bế rất hiếu động đựng nhiều thứ đồ chơi của trẻ em nông thôn hoặc cũng có thể đựng lựu đạn khi đi liên lạc. Cậu còn là một người rất thông minh, gan dạ.
- HS nhận xét, bổ sung bài làm của bạn.
- 1 HS đọc, lớp theo dừi.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ truyện thơ: Nàng tiên Ốc.
Nhắc HS có thể kể 1 đoạn, kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 5 HS kể.
- Nhận xét, tuyên dương những HS kể tốt.
4) Củng cố- dặn dò (2’):
+ Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì?
+ Tại sao khi tả ngoại hình chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, viết lại bài tập 2 vào vở và chuẩn bị bài sau: Kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật.
- HS quan sát tranh.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài vào vở.
- 5 HS thi kể.
- Nghe và ghi nhớ.
TOÁN