VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (TIẾT 2)

Một phần của tài liệu TUAN 1-2-3-4 LOP 4-2011-2012 (Trang 65 - 66)

C. Dạy bài mới (34’):

VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (TIẾT 2)

(TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU:

- HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản dùng để cắt, khâu, thêu.

- Biết cách và thực hiện được các thao tác xâu chỉ vào kim và vê chỉ. - Giáo dục ý thức an toàn trong lao động.

II. CHUẨN BỊ:

- Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu: + Một số mẫu vải và chỉ khâu, chỉ thêu các màu. + Kim khâu, kim thêu các cỡ.

+ Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.

+ Khung thêu cầm tay, một miếng sáp hoặc nến, phấn màu dùng để vạch dấu trên vải, thước dẹt, thước dây, đê, khung cài, khuy bấm.

+ Một số sản phẩm may, khâu, thêu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

B. Bài mới (30’)

1. Giới thiệu bài: Giới thiệu một số sản phẩm may, thêu, khâu và nêu đây là những sản phẩm được hình thành từ cách khâu, thêu trên vải. Để là được những sản phẩm này cần phải có những vật liệu, dụng cụ nào và phải làm thế nào ? Bài hôm nay...

2. Nội dung:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu.

- GV hướng dẫn HS quan sát một số vải để nêu nhận xét về đặc điểm của vải.

- Nhận xét, bổ sung.

- Hướng dẫn chọn loại vải để học khâu, thêu.

b. Chỉ

- Cho HS đọc nội dung mục b)

? Em hãy nêu loại chỉ trong hình 1a, 1b ?

- GV giới thiệu mẫu chỉ để minh hoạ đặc điểm chính của chỉ khâu, chỉ thêu.

- HS đọc mục a) SGK và quan sát mầu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng của một số mẫu vải để nêu nhận xét về đặc điểm của vải.

+ Chọn vải trắng hoặc vải mầu có sợi thô, dày như vải sợi bông, vải sợi pha. Không nên sử dụng lụa, ni- lông…vì khó vạch dấu khâu, thêu.

- HS đọc mục b, chỉ.

+ a) Loại chỉ cuộn để khâu. b) Loại chỉ con để thêu.

Lưu ý: Muốn có đường khâu đẹp, thêu đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của sợi vải. Ví dụ: Vải mỏng phải chọn sợi chỉ mảnh, vải dày phải chọn chỉ to hơn (có thể minh hoạ).

* Kết luận: Mục b) SGK

* Kết luận:

- Thước may: Dùng để đo vải, vạch dấu trên vải.

- Thước dây: Được làm bằng vải, tráng nhựa, dài 150 cm, dùng để đo các số đo trên cơ thể.

- Khung thêu cầm tay: Gồm hai khung tròn lồng vào nhau. Khung tròn to có vít để điều chỉnh. Khung thêu cầm tay có tác dụng giữ cho mặt vải căng khi thêu.

- Khuy cài, khuy bấm: Dùng để đính vào nẹp áo, quần và nhiều sản phẩm may mặc khác.

- Phấn may dùng để vạch phấn trên vải.

3. Củng cố, dặn dò: (3')

- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau học tiếp về kim.

_________________________

THỨ NĂM

Ngày soạn: 29/8/2011 Ngày giảng: 1/9/2011 LT&C :

Một phần của tài liệu TUAN 1-2-3-4 LOP 4-2011-2012 (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w