Một số lý thuyết về bất bình đẳng và phân tầng xã hội Lý thuyết chức năng xã hộ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 82)

C. Những đặc điểm của thiết chế

B. Phân loại phân tầng xã hộ

4.5.2. Một số lý thuyết về bất bình đẳng và phân tầng xã hội Lý thuyết chức năng xã hộ

Lý thuyết chức năng xã hội

Các lý luận theo lý thuyết chức năng (Davis, Moore, Parsons) coi sự phân tầng xã hội là một tất yếu đáp ứng lại sự vận hành của xã hội (mỗi tầng xã hội cĩ những chức năng xã hội riêng). Theo Davis và Moore thì bất bình đẳng xã hội là một di sản mà nhờ đĩ xã hội đảm bảo cho những địa vị quan trọng nhất phải do những tài năng nhất đảm nhiệm một cách cĩ ý thức.

Như vậy, lý thuyết chức năng coi sự bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội là hiển nhiên và cần cĩ để duy trì một xã hội . Do đĩ, mỗi xã hội (dù đơn giản hay phức tạp) phải khiến cho con người khác nhau về mặt uy tín và phải cĩ một số bất bình đẳng được thiết chế hĩạ

Lý thuyết chức năng cho rằng các hiện tượng xã hội tồn tại vì chúng cĩ một chức năng tích cực nào đĩ để thực hiện trong xã hội và một xã hội muốn tồn tại phải cĩ một số điều kiện cơ bản được thực hiện. Do đĩ, xã hội với tư cách là một cơ chế vận động phải làm thế nào đĩ để phân phối các thành viên của mình vào các địa vị xã hội và khiến họ thực hiện những bổn phận của mình ở các địa vị đĩ.

Lý luận phân tầng của các nhà chức năng luận cĩ thể được tĩm tắt như sau: - Trong xã hội cĩ các vai trị khác nhau thực hiện những chức năng nhất định. Một số vai trị, xét về mặt chức năng quan trọng hơn những vai trị khác và địi hỏi những kỹ năng đặc biệt.

- Những người cĩ tài phải trải qua thời kỳ huấn luyện để chuyển tài năng “thơ” thành kỹ năng chuyên mơn thì mới cĩ thể thực hiện được những vai trị quan trọng.

- Người cĩ tài sẽ phải chỉ tập luyện về những vai trị quan trọng nếu cĩ những phần thưởng đầy đủ gắn với họ.

- Phải cĩ một hệ thống phần thưởng bất bình đẳng gắn với một tổ chức ngạch bậc, tùy theo mức độ quan hệ bên trong của nĩ và tương xứng với tài năng, cơng sức (và các chi phí khác) học tập để cĩ những kỹ năng cần thiết.

Tĩm lại, lý thuyết chức năng giải thích sự bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội là thuộc tính vốn cĩ của mọi xã hội, cĩ ý nghĩa tích cực đối với một xã hộị Tuy nhiên lý thuyết này cĩ nhiều hạn chế, cĩ ý nghĩa hợp thức hĩa hơn là đi tìm hiểu căn nguyên của hiện tượng phân tầng.

Quan điểm macxít về bất bình đẳng và phân tầng xã hội

Theo quan điểm macxít, sở dĩ cĩ sự bất bình đẳng và phân tầng xã hội là do cĩ sự phân chia giai cấp.

Theo Lênin, giai cấp là “những tập đồn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong hệ thống sản xuất nhất định trong lịch sử...Giai cấp là những tập đồn người mà tập đồn này thì cĩ thể chiếm đoạt lao động của tập đồn khác, do chỗ các tập đồn cĩ địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”.

Quan hệ giai cấp khơng phải được tạo ra một cách tự phát và trực tiếp bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà được diễn ra trên bình diện quan hệ xã hội giữa người và người trong quá trình sản xuất đĩ. Đĩ là quan hệ người bĩc lột (giai cấp tư sản) và người bị bĩc lột (giai cấp vơ sản).

Giai cấp tư sản, tức những người bĩc lột là những người cĩ trong tay tư liệu sản xuất nên nắm việc tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm. Ngược lại, giai cấp vơ sản là những người khơng cĩ tư liệu sản xuất nên họ buộc phải bán sức lao động để kiếm sống.

Chính quan hệ người bĩc lột và người bị bĩc lột là căn nguyên của mọi bất bình đẳng xã hộị Muốn xĩa bỏ được hiện tượng bất bình đẳng trong xã hội thì phải xĩa bỏ sự phân chia giai cấp. Muốn vậy, phải cĩ cuộc đấu tranh giai cấp vì đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển xã hộị

Tĩm lại, quan niệm macxít đã phân tích sự bất bình đẳng và phân tầng xã hội từ sự phân chia giai cấp và quan hệ giai cấp. Chừng nào xã hội cịn sự phân chia giai cấp thì chừng đĩ cịn hiện tượng bất bình đẳng xã hộị

Lý thuyết phân tầng của Max Weber

Một trong những đĩng gĩp quan trọng của nhà xã hội học người Đức Max Weber là lý thuyết phân tầng xã hộị Lý thuyết này được nhiều người thừa nhận và là cơ sở tiếp cận, nghiên cứu xã hội học về phân tầng xã hộị

Theo Max Weber, địa vị xã hội , quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế là ba yếu tố quan trọng tạo nên sự phân tầng xã hộị Về mặt lý thuyết, ơng khơng nhấn mạnh tới yếu tố nào song qua cách giải thích và lập luận, ta thấy cĩ sự đề cao địa vị xã hội và quyền lực chính trị.

Ở một khía cạnh khác, Max Weber đồng ý với Karl Marx trong việc nhìn nhận tầm quan trọng của xung đột trong xã hộị Ơng xem xét giai cấp như là gốc rễ của các quan hệ sản xuất và sự phân chia chủ chốt là sự phân chia giữa những người cĩ sở hữu và những người khơng cĩ sở hữu tư liệu sản xuất. Song ơng khơng đề cao quyền sở hữu tư liệu sản xuất như Marx mà ơng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của năng lực thị trường. Theo Max Weber nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng trong xã hội tư bản là khả năng thị trường, tức là kỹ năng mà người làm thuê mang ra thị trường lao động. Những khác biệt về thu nhập là kết quả do các kỹ năng hiếm hoi mà nhĩm nghề này cịn giữ được so với nhĩm nghề khác. Thị trường kỹ năng gắn liền với cơ may đời sống của người lao động.

Xét về phương diện nào đĩ, ta thấy quan điểm của Max Weber và quan niệm macxít về bất bình đẳng và phân tầng xã hội cĩ những điểm chung. Đĩ là việc gắn bất bình đẳng xã hội với phân tầng xã hội, coi sự bất bình đẳng cĩ nguyên nhân chủ yếu là sự tư hữu kinh tế. Song quan điểm macxít xem việc đấu tranh xĩa bỏ giai cấp để thủ tiêu sự bất bình đẳng xã hội thì Max Weber cĩ khuynh hướng thỏa hiệp giữa các giai cấp nhằm bảo vệ cho trật tự xã hội tư bản.

Nhìn chung, lý thuyết của Max Weber về bất bình đẳng và phân tầng xã hội cĩ tiến bộ hơn, đi xa hơn trong việc lý giải và tìm hiểu căn nguyên của phân tầng xã hội so với lý thuyết chức năng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 82)