PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÃ HỘI HỌC

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 30 - 31)

Các khoa học cụ thể khác nhau chủ yếu ở đối tượng nghiên cứu chứ khơng phải là khách thể nghiên cứụ Về vấn ñề này, chúng tơi đã trình bày tương đối rõ trong phần 1.4. Rõ ràng, con người và xã hội là khách thể nghiên cứu của nhiều khoa học trong đó có khoa học xã hội và nhân văn. Là một khoa học cụ thể, xã hội học có đối tượng nghiên cứu riêng, trên cơ sở biểu hiện của ñối tượng, các nhiệm vụ và vấn ñề nghiên cứu ñược xác ñịnh.

Về mặt phương pháp luận, xã hội học địi hỏi xác định rõ11: - Khách thể nghiên cứu;

- Đối tượng nghiên cứu;

- Nhiệm vụ, vấn ñề nghiên cứụ

Chẳng hạn, cùng quan tâm tới xã hội với tư cách là khách thể, kinh tế học nghiên cứu quy luật vận ñộng của phương phức sản xuất còn xã hội học nghiên cứu quy luật của trật tự xã hội và sự biến ñổi xã hộị

Trong xã hội học, "lý thuyết" là một cơng cụ trí tuệ giúp ta hiểu một thực tại nào đó, giải thích một số sự kiện nhất ñịnh nào đó. Việc xây dựng một khung lý thuyết để giải thích thực tại hồn tồn khơng có nghĩa là nhằm đi đến một phán đốn giá trị về thực tại ấy12.

Theo Lê Ngọc Hùng, tương ứng với các cấp ñộ khách thể, ñối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu là ba cấp ñộ lý thuyết như sau:

- Lý thuyết cấp khách thể : Là các lý thuyết xã hộị Ví dụ lý luận của K. Marx về hình thái kinh tế - xã hội, hay thuyết chức năng của Ẹ Durkhiem về sự phân công lao ñộng trong xã hội; thuyết duy lý của M.Weber về sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở phương Tây; thuyết hệ thống xã hội của T.Parsons về cấu trúc xã hội và hành ñộng xã hộị

- Lý thuyết cấp ñối tượng: Là các lý thuyết xã hội học. Ví dụ lý thuyết trao đổi xã hội của G. Hommans và P. Blau; lý thuyết của R. Merton về sự sai lệch xã hội; thuyết hành ñộng xã hội và phân tầng xã hội của M.Weber.

- Lý thuyết cấp nhiệm vụ: Thực chất là sự vận dụng lý thuyết cấp đối tượng để giải thích một sự vật, hiện tượng nhất ñịnh của xã hội học thực nghiệm. Ví dụ, cách giải thích rằng do có nhu cầu thành đạt và dám mạo hiểm nên tầng lớp các nhà doanh nghiệp đóng vai trị to lớn trong q trình đổi mới sản phẩm và tăng trưởng kinh tế.

Trên cơ sở đó, Lê Ngọc Hùng đưa ra các cấp ñộ của phương pháp nghiên cứu xã hội học13, bao gồm:

- Phương pháp luận: Được hiểu là lý luận, học thuyết về phương pháp tiếp cận - tương ứng với khách thể nghiên cứụ Trong đó, có ba nhóm phương pháp luận

11

Lê Ngọc Hùng (2004), Xã hội học kinh tế, Nxb Lý luận chính trị, tr.47 12

Trần Hữu Quang (1993), Xã hội học nhập môn, Trường Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Tr.13-15 13

cơ bản: Thứ nhất, phương pháp luận thực chứng mà những người tiêu biểu là Ạ Comte và Ẹ Durkhiem. Thứ hai, phương pháp luận lý giải (thông hiểu) gắn liền với xã hội học M.Weber. Thứ ba, phương pháp luận duy vật lịch sử bắt nguồn từ lý luận của Marx và Engels

- Phương pháp nghiên cứu: Bao gồm phương pháp tiếp cận, thu thập và xử lý thơng tin. Có thể chia làm hai loại: nghiên cứu định tính (phân tích tài liệu, quan sát, phỏng vấn,..) và nghiên cứu ñịnh lượng.

- Kỹ thuật và thao tác nghiên cứu dùng ñể giải bài tốn xã hội hội học cụ thể đã xác ñịnh. Như vậy, tương ứng với các phương pháp nghiên cứu sẽ có những kỹ thuật và thao tác nhất định. Ví dụ tương ứng với phương pháp phỏng vấn là kỹ thuật nêu câu hỏi, kỹ thuật ghi chép, lắng nghe và khuyến khích người trả lờị

Về mối tương quan giữa phương pháp và lý thuyết, chúng ta thấy các phương pháp giúp chúng ta thu thập các dữ kiện nhưng các dữ kiện khơng phải là mục đích cuối cùng của nghiên cứụ Các nhà xã hội học luôn cố gắng liên kết giữa các hiện tượng quan sát với lý thuyết. Có hai q trình trong lối tư duy logic này: Tư duy logic diễn dịch (từ cái chung ñi tới cái riêng) và tư duy logic quy nạp (từ cái riêng đến cái chung thơng qua các giả thuyết nghiên cứu). Trong nhiều trường hợp, người nghiên cứu sử dụng cả hai quá trình tư duy trên. Chẳng hạn, có thể bắt đầu với các tư tưởng tổng quát ñến các giả thuyết (diễn dịch), sau đó các giả thuyết này ñược kiểm chứng bởi các sự kiện (quy nạp). Đương nhiên, không một lý thuyết xã hội học nào có thể giải thích được tất cả tính phức tạp của các hiện tượng xã hộị

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)