Quá trình xã hội hóa cá nhân 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 72 - 73)

C. Những ñặc ñiểm của thiết chế

B. Cách phân loại củaTalcott Parson

4.3.3. Quá trình xã hội hóa cá nhân 1 Khái niệm

4.3.3.1. Khái niệm

Khái niệm xã hội hóa hiện nay được dùng với hai nội dung:

Nội dung 1: Dùng theo nghĩa thông thường: Xã hội là sự tăng cường sự chú ý

quan tâm của xã hội về vật chất và tinh thần ñến những vấn ñề, sự kiện cụ thể nào đó của đời sống xã hội mà trước đây chỉ có một bộ phận của xã hội có trách nhiệm quan tâm. Nói cách khác, do tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội của những vấn ñề cụ thể đó mà từ chỗ chỉ một nhóm người hay một cộng đồng hay một bộ phận của xã hội quan tâm, đến ngày nay càng được đơng đảo quần chúng quan tâm. Đó là q trình xã hội hóa các vấn đề, sự kiện xã hội như xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế...

Nội dung 2: Dùng trong xã hội học: Xã hội hóa là q trình chuyển biến từ

chỉnh thể sinh vật có bản chất xã hội với các tiền ñề tự nhiên ñến một chỉnh thể ñại diện cho xã hội loài ngườị Đây là q trình xã hội hóa cá nhân. Chúng ta sẽ tập trung chú ý tới nội dung thứ hai của khái niệm xã hội hóạ

Thơng qua q trình xã hội hóa, các cá nhân sẽ có được tri thức, kinh nghiệm, tư tưởng, cách thức suy nghĩ, hành ñộng, lề thói ứng xử...

Xã hội hóa cần thiết cho tất cả mọi người để phát triển thành một chủ thể xã hộị Một số trường hợp những ñứa trẻ hoang được giả thiết là được thú vật ni đã chứng minh cho hậu quả con người khơng được hưởng q trình xã hội hóa cá nhân sẽ như thế nàọ Các em có những hành động khơng bình thường: Khơng thích mặc quần áo, thích ăn thịt sống, tư duy kém...

Xã hội hóa là một q trình thống nhất ñối lập giữa hai khuynh hướng:

+ Tiêu chuẩn hóa: Cá nhân tiếp nhận những khn mẫu, chuẩn mực hành vi có sẵn, được thể hiện ở sự nắm vững về phương pháp giao tiếp và hoạt ñộng chung. Mặc dù có tính chất ít nhiều cưỡng chế, nhưng ñặc trưng cơ bản mà ta có thể nhận xét trong các quá trình xã hội hóa, đó là việc các cá nhân thường dần dần tự giác "nhập tâm" những giá trị và qui tắc mà xã hội ñã ñề ra, ñể biến chúng thành những giá trị và qui tắc của chính mình. Nói về mặt chữ nghĩa thì nghe có vẻ nghịch lý, nhưng quả thực q trình xã hội hóa được thực hiện chủ yếu thơng qua q trình "cá nhân hóa", hay nói cách khác là "nội tâm hóa" (internalization) các giá trị ñạo lý và xã hội, các qui tắc ứng xử.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều này khi quan sát q trình một đứa trẻ học một trị chơi mớị Thí dụ chơi lị cị, hoặc chơi rượt bắt... Lúc đầu, vì cịn q nhỏ, nên đứa trẻ khơng được nhóm bạn lớn tuổi hơn cho tham gia trị chơi, viện cớ là "nó khơng biết chơi". Dần dà, sau một thời gian đứng "chầu rìa" để quan sát, đứa trẻ cũng hiểu ra ít nhiều cách chơi, và đến một lúc nào đó, nó được chấp nhận cho chơi thử. Hẳn nhiên, mọi việc khơng bao giờ sng sẻ ngaỵ Vì chưa nắm rõ hết mọi qui tắc và luật lệ của trị chơi, đứa trẻ sẽ phạm những lỗi lầm sơ ñẳng, rồi tất nhiên là bị "phạt", bị chê cườị.. cho ñến khi nào nó chơi ñược một cách thành thục. Kể từ đó trở đi, tức là kể từ khi ñứa trẻ ñã là thành viên ñầy ñủ của cuộc chơi và đã "nhập tâm" tồn bộ qui tắc luật lệ của trò chơi, thì nó sẽ phản ứng với những hành vi vi phạm luật chơi của những ñứa trẻ khác, nhân danh luật chơi, làm như thể nó chính là người đại diện của luật chơi, thậm chí làm như thể luật lệ của cuộc chơi này chính là của nó, chứ khơng phải của ai khác áp đặt cho nó. Và đối với nó, luật lệ của cuộc chơi đương nhiên phải như vậy, khơng có gì phải bàn cãi, và những ai muốn chơi thì

đều phải tn theo luật chơị Một trong những thí dụ minh họa có thể giúp chúng ta thấy rõ thêm tầm mức tác động của q trình xã hội hóa lên trên mỗi cá nhân chúng ta, đó là q trình xã hội hóa về vai trị giới tính. Nếu chú ý quan sát, ta sẽ thấy là ngay từ thời thơ ấu, người ta thường dạy dỗ những ñứa bé trai và những ñứa bé gái một cách rất khác biệt nhaụ Đứa bé trai thường được khuyến khích chơi những trị chơi dùng nhiều đến thể lực như đá banh, rượt bắt..., cịn đứa bé gái thì lại thường thiên về những trò chơi gần gũi với bếp núc, nuôi con (chẳng hạn, thường không ai mua búp-bê cho con trai). Cha mẹ cũng thường thiên về khuynh hướng giao một số cơng việc nhà nhất định như quét nhà, rửa chén, phụ bếp... cho con gái, chứ không giao cho con traị Nội dung dạy dỗ (nói năng, la mắng, khuyên răn...) ñối với con trai cũng thường rất khác so với con gáị Kể cả những ñịnh hướng nghề nghiệp cho con cái sau này khi chúng ñã lớn. Tất cả những cung cách ấy trong việc dạy dỗ con cái nghiễm nhiên ñã nhuốm màu một quan niệm nhất định về vai trị của nam giới và nữ giới trong xã hội người lớn.

+ Cá thể hóa: Trước đây, khi nghiên cứu về khái niệm xã hội hóa, nhiều nhà xã hội học thường dừng lại ở cấp độ vĩ mơ và quan niệm rằng đây là một q trình quyết định hồn tồn nhân cách cá nhân. Nhưng về sau, người ta có xu hướng chú ý hơn đến góc độ vi mơ, và cho rằng xã hội hóa là một q trình cịn mang tính chất tương tác giữa cá nhân với xã hội, chứ không diễn ra một cách máy móc hay rập khuôn.

Cá thể hóa được thể hiện ở sự sáng tạo của cá nhân. Trong hành ñộng, cá nhân cố gắng hình thành cái tơi của mình để triển khai những phương pháp ñộc ñáo trong giao tiếp.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 72 - 73)