Các yếu tố cấu thành cơ cấu xã hội 1 Vị thế xã hộ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 46 - 49)

4.1.2.1. Vị thế xã hội

Ạ Khái niệm

Chúng tơi đồng ý với quan điểm cho rằng mọi xã hội đều có cơ cấu phức tạp bao gồm các vị trí, vị thế xã hội, vai trò xã hội khác nhau được liên kết với nhau thơng qua các quan hệ xã hội, tương tác xã hội và muốn hiểu khái niệm “vị thế xã

hội”, chúng ta cần phải hiểu khái niệm “vị trí xã hội”18

Vị trí xã hội

Vị trí xã hội của các cá nhân chính là vị trí tương đối của cá nhân đó trong cơ cấu xã hội, trong hệ thống các mối quan hệ xã hộị Nó được đối chiếu, so sánh với các vị trí xã hội khác.

Ví dụ trong cơ cấu trường đại học, một người có thể là sinh viên hoặc giảng viên. Và rất có thể buổi sáng người A là giảng viên, người B là sinh viên nhưng ñến buổi tối, người A và người B ñều là sinh viên của một lớp học Ngoại ngữ hay Tin học chẳng hạn.

Các cá nhân tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, do đó cũng xác lập nhiều vị trí xã hộị Ví dụ, trong gia đình, người A sẽ là con trong quan hệ với

17

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (Bản Tiếng Việt), truy cập ngày 14/2/2011 18

cha mẹ của mình, là cha (mẹ) trong mối quan hệ với con của mình, là anh (chị) trong quan hệ với em mình,... Và chúng ta cũng thấy có nhiều trường hợp vợ chồng làm cùng cơ quan, mẹ là giáo viên của con mình, thậm chí con là giáo viên của cha mẹ mình,... Một người đàn ơng có thể có những vị trí xã hội là người chồng, người cha, thầy giáo, hiệu trưởng, nhà văn, nhà nghiên cứụ...Tuy nhiên, những vị trí xã hội đó chỉ tồn tại khi nó được đặt trong mối quan hệ với các vị trí xã hội khác, ví dụ như một người đàn ơng chỉ là thầy giáo nếu so với học sinh của anh ta, cịn đối với con anh ta thì anh ta lại là người chạ Rõ ràng cá nhân đó sẽ khơng có vị trí xã hội là nam giới nếu như trong xã hội khơng tồn tại vị trí xã hội khác là nữ giớị

Vị trí xã hội được đối chiếu, so sánh với nhau vì vị trí xã hội của các cá nhân sẽ không tồn tại nếu khơng tồn tại các vị trí xã hội khác.

Một cá nhân có thể có rất nhiều vị trí xã hội khác nhaụ Những vị trí mà họ có thể có là do:

- Tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hộị - Dựa vào những ñặc ñiểm vốn có của cá nhân.

- Dựa vào những đặc điểm cá nhân có thể phấn đấu mà có được.

Vị trí xã hội bình đẳng như nhau vì chưa có sự đánh giá của xã hội về chúng. Tức là, vị trí xã hội của cá nhân chưa cho chúng ta biết thơng tin gì về thứ bậc cao hay thấp của cá nhân đó trong xã hộị

Vị thế xã hội

Vị thế xã hội là sự ñánh giá của xã hội dành cho các cá nhân khi cá nhân đứng ở vị trí xã hội nhất định. Sự đánh giá đó thể hiện ở quyền lợi và nghĩa vụ mà cá nhân đó có được khi chiếm giữ vị thế xã hộị

Vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với những trách nhiệm và nghĩa vụ kèm theọ Nói cách khác, vị thế xã hội chính là khái niệm tổng hợp nhằm chỉ vị trí xã hội cùng với những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng với các vị trí xã hội đó.

Vị trí xã hội của các cá nhân chính là cơ sở để xác định vị thế xã hội của họ. Bởi vì mỗi xã hội hay mỗi một nền văn hóa đều có những cách nhìn nhận riêng của mình về các vị trí xã hội của các cá nhân. Những cách nhìn nhận đó sẽ xác định quyền lợi và trách nhiệm nhất ñịnh ñược thực hiện song song ở một vị thế xã hộị Ví dụ, vị trí người bố được xã hội cho là có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc, thương yêụ.. con cái nhưng ñồng thời xã hội cũng nhìn nhận họ có quyền được con cái quan tâm, chăm sóc, thương ụ..

Chính những quyền và nghĩa vụ cao, thấp khác nhau của các vị trí xã hội sẽ tạo ra thứ bậc của chúng. Nếu xem xét các vị trí xã hội một cách độc lập với những quyền và nghĩa vụ tương ứng thì chúng ta khơng thể sắp xếp thứ bậc cao hay thấp giữa chúng. Nhưng khi xem xét các vị trí này với những quyền lợi và nghĩa vụ kèm theo, tức là xem xét vị thế xã hội của các cá nhân, chúng ta sẽ thấy ñược sự khác biệt trong thứ bậc xã hộị Do đó, vị thế xã hội chính là sự đánh giá của xã hội dành cho một vị trí xã hộị

Như vậy, khi một cá nhân ở một vị trí xã hội có quyền hạn và nghĩa vụ cao hơn quyền và nghĩa vụ của các cá nhân ở vị trí xã hội khác thì rõ ràng anh ta có thứ

bậc cao hơn cá nhân kia và chúng ta nói rằng vị thế xã hội của anh ta cao hơn cá nhân đó.

Mỗi cá nhân bao giờ cũng có nhiều vị thế xã hộị Tuy có nhiều vị thế xã hội, song một cá nhân bao giờ cũng có một vị thế chủ chốt. Những nghề nghiệp ổn ñịnh thường tạo ra các vị thế chủ chốt. Trong quá trình tương tác, các cá nhân thường hành ñộng theo những vị thế chủ chốt của mình.

Các quyền hạn và nghĩa vụ nhiều hay ít là hoàn toàn phụ thuộc vào quan ñiểm chủ quan của các xã hội, các nền văn hóa, thậm chí là các nhóm xã hội nhỏ.

Vị thế xã hội được thể hiện thơng qua ba đặc trưng cơ bản là quyền lực xã hội, quyền lợi xã hội và trách nhiệm xã hộị

- Quyền lực xã hội là quyền lực của một vị thế xã hội nào đó được xã hội thừa nhận để thực hiện vai tr ị của mình trong xã hộị Có hai loại quyền lực xã hội cần lưu ý, đó là:

+ Thứ nhất, quyền lực xã hội ñược trao do những quy ñịnh về quyền hạn của mỗi vị thế xã hội cụ thể. Loại quyền này được thể chế hố một cách cụ thể, rõ ràng và là cơ sở pháp lý cho mỗi vị thế xã hội phát huy vai trị của mình trong xã hộị

+ Thứ hai, quyền lực xã hội do nắm giữ ñược những cái ñược coi là quý hiếm trong xã hội như tiền, vàng, tri thức... Những cái đó sẽ mang lại quyền lực xã hội cho cá nhân nào sở hữu chúng. Trong trường hợp này, cá nhân có thể đạt được địa vị cao trong xã hộị Loại quyền lực này khơng được trao cho mà ñược xã hội thừa nhận.

- Quyền lợi xã hội là những ñiều kiện vật chất và tinh thần mà mỗi vị thế xã hội có được từ chính xã hộị Những quyền lợi đó là tiền lương, tiền thưởng, các thu nhập khác, những ñiều kiện ưu tiên về vật chất và tinh thần.

- Trách nhiệm xã hội là những quy ñịnh của xã hội ñối với kết quả cũng như hậu quả của việc thực hiện quyền lực x ã hội ở mỗi vị thế xã hội nhất ñịnh. Trách nhiệm xã hội là cơ chế ràng buộc, giám sát các hoạt ñộng của quyền lực trong x ã hội để định hướng những hoạt động đó mang lại lợi ích cho xã hộị

Vị trí cao thấp của quyền lực, quyền lợi và trách nhiệm sẽ tạo ra thứ bậc khác nhau của vị thế xã hộị Thứ bậc của vị thế xã hội tạo ra các phạm vi có hiệu lực của từng vị thế xã hội chi phối lẫn nhau trong hệ thống tổ chức xã hộị

Trong việc phân loại vị thế xã hội có nhiều quan điểm khác nhau và tuỳ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu của mỗi nhà xã hội học. Hiện nay, có một số cách phân loại vị thế xã hội như sau:

- Phân loại theo hệ thống tổ chức xã hội:

+ Hệ thống vị thế xã hội trong hệ thống tổ chức nhà nước ñược quy ñịnh trong các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức hệ thống nhà nước.

+ Hệ thống vị thế xã hội trong hệ thống tổ chức đồn thể được quy định trong ñiều lệ hoặc quy chế hoạt động của các tổ chức đó.

+ Hệ thống vị thế xã hội trong các tổ chức kinh tế v à dịch vụ xã hội ñược quy ñịnh trong các văn bản pháp quy về tổ chứ hoặc quy chế hoạt ñộng của các tổ chức đó. Đặc biệt, trong các tổ chức này cịn có hệ thống chức danh và tiêu chuẩn chức danh nhằm cụ thể hoá và chi tiết hoá các vị thế xã hội của từng loại lao ñộng.

- Phân loại theo quyền lực:

+ Vị thế xã hội lãnh ñạo là các vị thế xã hội có quyền lực chi phối đến những vị thế xã hội thấp hơn, phụ thuộc vào vị thế lãnh đạo đó.

+ Vị thế xã hội bị lãnh ñạo là các vị thế xã hội chịu sự chi phối bởi quyền lực của vị thế xã hội cao hơn.

Cần lưu ý rằng, với cách phân loại như trên thì tất cả các vị thế xã hội trung gian vừa là vị thế lãnh đạo, vừa là vị thế bị lãnh đạọ Đó là quan hệ chi phối lẫn nhau của các vị thế xã hộị

- Phân loại theo tài sản, thu nhập và tri thức: • Tầng lớp thượng lưu;

• Tầng lớp trung lưu;

• Tầng lớp lao động bình dân; • Tầng lớp lao động nghèo khổ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 46 - 49)