Nhóm xã hộ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 54 - 56)

C. Kỳ vọng đối với vai trị xã hộ

4.1.2.3. Nhóm xã hộ

Nhóm xã hội khơng chỉ là đối tượng nghiên cứu quan trọng của xã hội học mà còn của một số ngành khoa học khác như triết học, tâm lý học...bởi vì các mối quan hệ giữa cá nhân trong thực tế chính là mối quan hệ giữa các nhóm xã hộị

Trong nhiều ngành khoa học xã hội, thuật ngữ nhóm được dùng theo hai nghĩa: nhóm quy ước và nhóm thực. Nhóm quy ước là những nhóm khơng tồn tại trong thực tế mà do chúng ta lập ra theo những dấu hiệu nhất định để nghiên cứụ Hình thức nhóm kiểu này ñặc biệt hay dùng trong thống kê.

Nghĩa thứ hai của nhóm, tức là nhóm thực được dùng cho tập hợp người tồn tại trong thực tế, nơi mà mọi người cùng tập hợp nhau lại, liên kết với nhau bằng một dấu hiệu chung nào đó (giá trị, mục đích)

Trong ngành xã hội học, khái niệm "nhóm" (group) hay "nhóm xã hội" (social group) ñược hiểu như là một tập hợp người trong đó các cá nhân có những mối quan hệ tương tác lẫn nhau, và trong đó tồn tại một kiểu cấu trúc nào đó. Như vậy, xét theo hai tiêu chuẩn đó, thì những người tình cờ cùng ngồi với nhau trên một chuyến xe buýt hay những người cùng xem phim trong rạp đều khơng được coi là một nhóm xã hộị

Từ lâu, người ta đã phân biệt nhóm sơ cấp (primary group) và nhóm thứ cấp (secondary group) (C.H. Cooley, 1909). Nhóm sơ cấp là là loại nhóm có nhiều

ảnh hưởng tới đời sống tình cảm của cá nhân. Cooley định nghĩa nhóm sơ cấp là những nhóm tương đối nhỏ, có những quan hệ trực diện với nhau, cùng có mục tiêu chung, và nhất là cùng có một cảm giác thân mật, thân thiện với nhaụ Người ta có thể xếp vào đây những loại nhóm như gia đình, nhóm bè bạn, nhóm đồng nghiệp tại cùng nơi làm việc...

Cịn nhóm thứ cấp là loại nhóm có thể bao gồm số lượng người đơng hơn, trong đó các mối quan hệ giữa các cá nhân có thể khơng trực tiếp mà là thường thông qua trung gian một số người khác, và nhất là thông qua những qui tắc tổ chức và ứng xử rõ rệt. Nói cách khác, đây là loại nhóm xã hội trong đó các mối quan hệ đã được định chế hố, trong đó tuy cũng có thể có ý thức đồn kết chung, nhưng khơng mang tính chất gần gũi, gắn bó và tình cảm thân thiện giữa từng cá nhân với nhau như trong một nhóm cơ bản. Tập thể những người cùng làm việc trong một cơ quan hành chánh, hay một đơn vị Cơng đồn, đều thuộc loại nhóm thứ cấp, tuy rằng trong những tập thể đó vẫn có thể xuất hiện đây đó những quan hệ mang tính chất sơ cấp.

So sánh nhóm sơ cấp và nhóm thứ cấp20

Đặc trưng Nhóm sơ cấp Nhóm thứ cấp

Tính chất của các quan hệ Định hướng cá nhân Định hướng mục tiêu Thời gian của các mối

quan hệ

Thường là dài hạn Thay ñổi, thường là ngắn hạn

Quy mô của mối quan hệ Rộng, thường bao gồm nhiều hoạt ñộng

Hạn chế, chỉ liên quan ñến một số hoạt ñộng

Nhận thức của cá nhân về các mối quan hệ

Xem các mối quan hệ tự thân là mục đích

Xem các mối quan hệ như là những phương tiện cho mục đích

Ví dụ điển hình Gia đình ; nhóm bạn thân Nhóm đồng nghiệp ; lớp học

Khi thực hiện những vai trò khác nhau, chúng ta là thành viên của các nhóm khác nhaụ Con người trưởng thành dường như tham gia vào mối quan hệ chéo của các nhóm này, tức là chịu ảnh hưởng của tất cả các nhóm . Một mặt nó xác định vị trí khách quan của mỗi cá nhân trong hệ thống hoạt ñộng xã hội trong cơ cấu xã hộị Mặt khác nó ảnh hưởng tới sự hình thành ý thức cá nhân. Ở ñây các nhân chịu sự ảnh hưởng của một hệ thống các quan ñiểm, giá trị, chuẩn mực của nhiều nhóm khác nhaụ Những quan điểm, giá trị, chuẩn mực này có thể phù hợp hoặc mâu thuẫn với nhaụ Trong mọi trường hợp, các cá nhân vẫn phải tổng hợp các tác động đó để tạo cho mình một hệ thống chuẩn mực, giá trị riêng.

Mỗi các nhân có ý thức về sự gắn bó của họ với nhóm thể hiện qua việc tiếp nhận những đặc trưng như lợi ích, nhu cầu, chuẩn mực, giá trị...Tức là họ ý thức ñược ñặc ñiểm chung nhất ñịnh với những thành viên khác trong nhóm.

20

4.1.2.4. Tổ chức xã hội

Ạ Khái niệm

Tổ chức xã hội là một khái niệm thường dùng trong xã hội học. Khái niệm tổ chức xã hội thường dùng với nhiều nghĩa khác nhaụ Trong xã hội học, có thể chỉ ra năm dấu hiệu của tổ chức xã hội như sau:

- Đó là nhóm xã hội được lập ra có chủ định và các thành viên trong nhóm đó ý thức được rằng nhóm của họ tồn tại để đạt được mục đích nhất định nào ñó.

- Nhóm xã hội ñược xem như là tổ chức xã hội phải có sự thể hiện cụ thể các quan hệ quyền lực xã hộị

- Cùng với hệ thống các quan hệ quyền lực xã hội, tổ chức xã hội là một tập hợp các vị thế và các vai trò.

- Các vai trò của các thành viên trong tổ chức xã hội ñược thực hiện theo sự mong ñợi của tổ chức. Nếu mọi người tự phát thực hiện các vai trị này thì có thể dẫn tới sự rối loạn hoạt động. Chính vì lẽ đó, trong các tổ chức xã hội ln có một hệ thống các quy định điều chỉnh mối quan hệ giữa các vai trò.

- Phần lớn các mục đích và mối quan hệ của tổ chức được chính thức và cơng khai hóa

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 54 - 56)