Đường hướng xác lập vị thế xã hội của cá nhân

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 49 - 52)

Mỗi xã hội đều có những cơ chế sắp đặt vị thế xã hội, tức là mỗi cá nhân có ñược vị thế xã hội bằng các cơ chế nhất định. Phần này trình bày một số quan điểm về ñường hướng xác lập vị thế xã hội cho các cá nhân.

Quan điểm 1

Theo quan điểm này, có ba cơ chế sắp ñặt vị thế xã hội chủ yếu sau ñây: Cơ chế tiến cử: Một cá nhân ñược một cá nhân khác hay một tổ chức ñề bạt với cấp trên bổ nhiệm vào một vị thế xã hội nào đó.

Cơ chế bầu cử: Cộng đồng lựa chọn một cá nhân hoặc một nhóm người lãnh đạo cộng đồng bằng các hình thức bỏ phiếu lựa chọn.

Cơ chế thi cử: Người ñược bổ nhiệm vào một vị thế xã hội nào đó phải trải qua một kỳ thi giám ñịnh khả năng làm việc hoặc qua một hội ñồng giám ñịnh khả năng làm việc.

Trong bất kỳ một xã hội nào cũng cùng lúc sử dụng cả ba cơ chế ñó, song thiên hướng sử dụng cơ chế ở các loại vị thế xã hội khác nhau có sự khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất của xã hội ñó và tuỳ thuộc vào ưu nhược ñiểm của mỗi loại cơ chế.

Quan ñiểm 2

Theo quan điểm này, có hai đường hướng xác lập vị thế xã hội cho các cá nhân, ñó là:

Vị thế gán cho: Vị thế gán cho là vị thế mà con người ta có được gắn liền với những tiêu chuẩn khách quan mà họ không thể tự kiểm sốt được: nguồn gốc xuất thân, chủng tộc, giới tính, lứa tuổị..

Ví dụ, trong thời phong kiến, một ñứa trẻ ngay từ khi mới sinh ra sẽ được gọi là hồng tử, công chúa nếu là con vua; là công tử, tiểu thư nếu là con quan; là “thằng cu”, thằng cò” nếu là con dân thường. Đó không phải là những cách gọi thông thường mà xã hội ñã “gán” cho những hồng tử, cơng chúa, công tử, tiểu thư ấy

những vị thế cao thấp khác nhaụ Như vậy, xã hội ñã dựa vào nguồn gốc xuất thân ñể gán cho các cá nhân các vị thế xã hộị Có thể minh họa cho trường hợp vị thế gán cho dựa vào nguồn gốc xuất thân bằng câu nói “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá ña”.

Trên thực tế, nguồn gốc xuất thân, chủng tộc, giới tính, lứa tuổi ,.. là những yếu tố các cá nhân khơng tự kiểm sốt được nhưng xã hội lại dựa vào đó để gán cho các cá nhân có những vị thế xã hội cao thấp. Tất nhiên, những xã hội khác nhau thì sẽ có cái nhìn khác nhaụ

Vị thế gán cho còn ở trong các trường hợp các cá nhân ñạt ñược một vị thế xã hội cao hơn do xã hội áp dụng một số tiêu chuẩn khách quan ñể ñánh giá rồi chỉ định. Ví dụ, thơng thường trong lớp học, nếu bạn A chứng tỏ được mình học giởi, chững chạc, nghiêm túc, gương mẫu, nói rõ ràng, mạch lạc,... thì sẽ được lớp bầu làm lớp trưởng. Nhưng ở kỳ ñầu tiên, các bạn trong lớp chưa biết nhiều về nhau, vì yêu cầu tổ chức lớp học, giáo viên chủ nhiệm có thể dựa vào danh sách lớp ñể chỉ ñịnh một người nào đó làm lớp trưởng. Đó chính là vị thế gán chọ Tuy vậy, ở những kỳ tiếp theo thì lớp trưởng sẽ được bầu, và khi đó lớp trưởng lại là vị thế đạt ñược.

Vị thế ñạt ñược: Là vị thế phụ thuộc vào những ñặc ñiểm mà trong chừng

mực nào đó, cá nhân có thể kiểm sốt được. Do sự cố gắng, năng lực hoạt ñộng và những phẩm chất bộc lộ nơi cá nhân , đặc biệt thơng qua hiệu quả công việc mà người đó đã làm, xã hội thẩm định, đánh giá và thừa nhận cá nhân đó và uy tín xã hội của anh ta được nâng lên, đồng thời anh ta ñạt ñược một vị thế xã hội cao hơn. Ở đường hướng này có dấu ấn rất rõ của cá nhân trong việc nâng lên hay hạ xuống của vị thế. Nhưng những cố gắng, nỗ lực của cá nhân phải ñược xã hội thẩm ñịnh, ñánh giá và thừa nhận.

Hai ñường hướng này thường ñan xen nhau ñể phản ánh một thực tế là con người ta khơng hồn tồn chấp nhận sự phán xét của xã hội, cũng như không thể tự tạo cho mình một vị thế xã hộị Nhưng suy cho cùng yếu tố xã hội vẫn là yếu tố chi phối việc xác lập vị thế xã hội cho các cá nhân.

Quan ñiểm 3

Theo cách này, người ta cho rằng, trong thực tế có nhiều con đường để mỗi cá nhân có thể phấn đấu giành lấy vị thế xã hội cho mình. Có một số con đường, cụ thể:

- Tu thân, lập nghiệp là con ñường cơ bản nhất, chủ yếu nhất trong tất cả các xã hộị

- Do quá khứ ñể lại như cha truyền con nối hoặc sự sắp đặt của ơng chạ - Do cơ may trong cuộc sống ñem lạị

- Do thủ ñoạn, âm mưu hại người nhằm chiếm ñoạt vị thế xã hội khơng thuộc về mình.

4.1.2.2. Vai trị xã hội Ạ Khái niệm Ạ Khái niệm

Vai trị xã hội được hiểu là mơ hình hành vi ñược xác lập một cách khách quan căn cứ vào những địi hỏi của xã hội đối với vị thế xã hội, ñể thực hiện quyền và nghĩa vụ tương ứng với vị thế đó.

Vai trị xã hội của cá nhân được xác định dựa trên cơ sở vị thế xã hội tương ứng. Để thực hiện ñược quyền và nghĩa vụ của mỗi vị thế xã hội thì mỗi cá nhân thực hiện những hành ñộng nhất ñịnh. Tức là tương ứng với từng vị thế xã hội sẽ có một mơ hình hành vi được xã hội mong đợị

Mỗi cá nhân có nhiều vị trí, từ đó có nhiều vị thế xã hội và cũng có nhiều vai trò xã hộị Chẳng hạn, một người đàn ơng có thể là một người chồng trong gia đình, là một nhân viên ở công sở, là một người bạn trong nhóm bạn thân, là thành viên của câu lạc bộ âm nhạc, là vận ñộng viên, là bệnh nhân,... Và khi chuyển từ vai trò này sang vai trò khác, người ta thường cũng phải thay đổi nhanh chóng cung cách ứng xử và tác phong cho phù hợp. Người mẹ trong gia đình, buổi sáng có thể âu yếm và đùa cợt với con nhưng nếu người mẹ đó cũng lại là giáo viên của con mình thì khi lên lớp, người đó phải thể hiện ngay thái ñộ nghiêm túc, kỷ luật và ñối xử với con mình như những học sinh bình thường khác trong lớp. Ngược lại, cũng sẽ không phù hợp nếu người mẹ đó đem áp dụng mơ hình hành vi của giáo viên đối với con mình khi ở nhà.

Những địi hỏi của xã hội được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hộị Các chuẩn mực này thường không giống nhau ở các xã hộị Những lối ứng xử của mỗi vai trị ít nhiều đều đã được khn mẫu hố. Và người ta khơng thể không tuân theo khuôn mẫu ấy, nếu không muốn bị xã hội chê trách, phê phán - chẳng hạn một người mẹ không thể bỏ bê việc chăm sóc con cái, một nhà tu thì phải đạo đức, nghiêm chỉnh, một vị bác sĩ thì phải biết chăm sóc bệnh nhân, một cầu thủ bóng đá thì phải tận lực tập luyện và đá giỏị..

Để các cá nhân có thể thực hiện tốt các vai trị thì một mặt các địi hỏi, các chuẩn mực do xã hội ñặt ra phải rõ ràng. Mặt khác các cá nhân phải học hỏi về các vai trị trong q trình xã hội hóạ Q trình học hỏi có thể được thực hiện thơng qua q trình giáo dục chính thức, cũng có thể phi chính thức. Ví dụ, để thực hiện vai trị của người giáo viên thì cá nhân phải tham gia q trình giáo dục chính thức ở các trường sư phạm. Cịn để thực hiện tốt vai trị của người mẹ thì cá nhân có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, mọi thời ñiểm. Hơn nữa quá trình học hỏi dài hay ngắn cũng phụ thuộc vào việc xã hội nhìn nhận mức độ khó hay dễ của vai trị. Ví dụ, những năm trước đây, xã hội quan niệm để thực hiện vai trị của giáo viên cấp 1 thì giáo sinh chỉ cần học 2 năm ở trường sư phạm, nhưng để làm giáo viên cấp 2 thì cần 3 năm và để có thể thực hiện vai trò của người giáo viên cấp 3 thì quá trình học hỏi kéo dài 4 năm. Nhưng khơng phải bao giờ những điều mà cá nhân hiểu về vai trò và sự mong đợi của xã hội với các vai trị đó cũng phù hợp với nhaụ Hơn thế nhiều khi cá nhân không thực hành tất cả những hiểu biết của họ về các địi hỏi với những vai trò trên thực tế. Chính vì vậy chúng ta thường thấy độ chênh lệch nhất định giữa việc thực hiện vai trị, kiến thức về vai trò và vai trị được xã hội kỳ vọng. Sự chênh lệch lớn chứng tỏ cá nhân khơng đáp ứng được địi hỏi của xã hộị

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 49 - 52)