SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 27 - 30)

Có thể khái quát sự phát triển xã hội học ở Việt Nam thành hai thời kỳ.

Thời kỳ 1:Thời kỳ trước năm 1978

Là thời kỳ có các tư liệu và các nghiên cứu về xã hộị Trước khi ngành xã hội học ra đời đã có nhiều tư liệu, số liệu có thể xếp vào tri thức xã hội học. Ở nước ta, trước năm 1978, cũng đã có nhiều định hướng nghiên cứu, phân tích xã hội có thể được coi là những tư liệu xã hội học. Đó là định hướng nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà chính trị về xã hội Việt Nam trong thời kỳ đầu thế kỷ XX, phân tích xã hội Việt Nam ở miền Bắc từ 1955 ñến 1975 và ở miền Nam từ sau giải phóng đến năm 1977 khi có ban Xã hội học.

Cùng thời kỳ này, ở Việt Nam cũng có định hướng phân tích, nghiên cứu xã hội Việt Nam của các học giả nước ngoài, như của các học giả người Pháp trước khi miền Bắc được giải phóng, của các học giả Mỹ, các nhà nghiên cứu thuộc chính quyền Sài Gịn cũ.

Những tri thức về xã hội học ở Việt Nam trước khi miền Bắc giải phóng của các nhà khoa học, chính trị yêu nước, ñược tựu chung ở các tác phẩm Đường Cách mệnh, Bản án chế độ thực dân Pháp của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, các văn kiện của Đảng

cộng sản Đơng Dương, tác phẩm "Vấn đề dân cày" đồng chí Trường Chinh và đồng chí Võ Nguyên Giáp. Ở những tác phẩm này hoàn cảnh xã hội của nhiều tầng lớp dân cư được miêu tả và phân tích. Những quy định của hồn cảnh khách quan với hành ñộng của con người, của những tầng lớp xã hội khác nhau cũng được chỉ rạ Đó chính là cơ sở khoa học của ñường lối cách mạng dân tộc dân chủ ở một nước thuộc ñịa, là cơ sở khoa học của quan hệ giữa cách mạng ở thuộc địa và chính quốc.

Thời kỳ ñất nước chia cắt tạm thời (1954- 1975) ở miền Bắc, những phân tích về tình hình xã hội Việt nam ñã cho phép Đảng lao ñộng Việt Nam ñề ra ñược những chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc và chiến lược ñấu tranh giải phóng đất nước đúng đắn. Những tư liệu sống ñộng về cơ cấu xã hội- giai cấp ở miền bắc những năm đầu giải phóng đã chứng tỏ sự phân hóa giai cấp ñang và sẽ tiếp tục diễn ra ở nơng thơn và có nguy cơ đưa đại bộ phận nơng dân trở lại cuộc sống đói nghèọ Các nghị quyết của Đảng về đưa nơng dân vào con ñường làm ăn tập thể, đường lối liên minh cơng cơng trong cách mạng dân tộc, dân chủ và trong sự nghiệp xây dựng ñất nước của Đảng ñược ñề ra, ñều là những tri thức, tư liệu cho sự hình thành và phát triển của khoa học xã hội học sau nàỵ Những tác phẩm của thời kỳ đó có thể kể đến là các văn kiện của Đảng tại ñại hội lần thứ III, các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, các tài liệu phân tích tình hình xã hội miền Bắc, các bài viết và nói của chủ tịch Hồ Chí Minh với các giới đồng bào, nhân dân các địa phương và tình hình và nhiệm vụ phát triển xã hội, kinh tế của giới mình, địa phương mình; các tài liệu về tình hình xã hội, kinh tế và ñường lối xây dựng, phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc qua bộ " Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" của cố tổng bí thư Lê Duẩn. Thắng lợi của sự nghiệp xây dựng miền bắc và giải phóng đất nước là một minh chứng cho sự ñúng ñắn của những tri thức lý luận cách mạng của Đảng, trong đó có những tri thức góp vào việc định hướng và phát triển khoa học xã hội học sau này .

Cùng thời gian đó, ở miền Nam, cũng có những nghiên cứu về xã hội, về một số lĩnh vực của xã hội học. Do những ý tưởng xây dựng và sử dụng các tri thức xã hội học riêng, nhiều nghiên cứu khảo sát chuyên ñề về xã hội học ñã ñược tiến hành, đặc biệt là những nghiên cứu về nơng dân và nông nghiệp. Rất nhiều chỉ báo vê sở hữu, sử dụng ruộng ñất, quy mô canh tác nông nghiệp, số người thất nghiệp ở nơng thơn... đã được khảo sát nghiên cứụ Các vấn ñề xã hội học khác như hoạt động cơng tác xã hội, tệ nạn xã hộị.. cũng ñược nhiều học giả quan tâm nghiên cứụ

Thời kỳ 2: Từ 1977 trở lại ñâỵ

Được đánh dấu bởi sự kiện, Việt Nam có khi có Ban xã hội học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, tiền thân của Viện xã hội học hiện nay, sau đó là sự ra ñời của Trung tâm xã hội học - tin học thuộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các khoa xã hội học của các trường ñại học ...Nhiều nghiên cứu chuyên ngành xã hội học ñã được tổ chức một cách cơng phu và có cơ sở lý thuyết đầy đủ. Từ đó, xã hội học Việt Nam đã có sắc thái, diện mạo riêng trong tổng thể các ngành khoa học ở Việt Nam.

Nhiều nghiên cứu chuyên sâu về xã hội ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa ñược thực hiện. Các cuộc khảo sát thăm dị ý kiến đã được tổ chức. Nhiều chương trình đề tài nghiên cứu khoa học xã hội đã sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học để phân tích và dự báo xã hội, chính trị.

Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước, nhiều thay đổi về ñiều kiện làm việc, lối sống, một số nền nếp ứng xử, giao tiếp diễn ra cả ở đơ thị, nơng thơn. Đó là những thực tiễn nóng bỏng cần có sự tham gia nghiên cứu lý giảị Những khía cạnh của đời sống con người và khả năng hội nhập trong ñiều kiện xã hội khác nhau ñang là những ñề tài ñược các nhà nghiên cứu xã hội học hưởng ứng.

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 27 - 30)