Hành ñộng xã hội 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 61 - 62)

C. Những ñặc ñiểm của thiết chế

4.2.1. Hành ñộng xã hội 1 Khái niệm

4.2.1.1. Khái niệm

Các lý thuyết xã hội học về hành động xã hội có nguồn gốc từ M. Weber, G. Mead, T. Parsons và nhiều nhà xã hội học khác. Những lý thuyết này ñều coi hành ñộng xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người và xã hộị Đồng thời là cơ sở của ñời sống xã hội của con ngườị

Lý thuyết hành ñộng xã hội ra ñời nhằm phản ứng lại quan ñiểm của các nhà hành vi luận về hành ñộng của con ngườị Tức là quan ñiểm cho rằng chúng ta không thể nghiên cứu ñược những yếu tố bên trong quy ñịnh hành vi của các cá nhân, mà chỉ nghiên cứu ñược những phản ứng bên ngoàị

Trong xã hội học, Max Weber là nhà xã hội học người Đức, ñược coi là người nghiên cứu về hành ñộng xã hội với nhiều đóng góp.

Ơng cho rằng: “Hành động xã hội là hành vi mà cá nhân ñảm nhiệm nhằm đạt được mục đích nào đó gắn liền với ý nghĩ chủ quan của họ”.23 Như vậy ông nhấn

mạnh tới ñộng cơ bên trong của chủ thể như là nguyên nhân của hành ñộng. Theo Max Weber, chúng ta có thể nghiên cứu các yếu tố chủ quan thúc ñẩy hành ñộng.

Hành ñộng xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt ñộng sống của cá nhân. Nói cách khác, cá nhân hành động chính là để thực hiện hoạt động sống của mình.

Như vậy, đời sống xã hội là một tập hợp phức tạp bao gồm các hành ñộng xã hội có liên quan với nhau, quy định lẫn nhau, thậm chí xung đột với nhaụ

Hiện nay các nhà xã hội học thường dùng thuật ngữ hành ñộng ñể chỉ hành ñộng xã hộị Cịn trong trường hợp muốn đối lập hành động xã hội với hành động khơng mang (hoặc ít) tính xã hội thì họ dùng khái niệm hành ñộng vật lý - bản năng. Đó là những hành động hầu như khơng có sự chi phối của ý thức. Hai khái niệm này có những khác biệt sau đây:

Nếu như hành động vật lý - bản năng ñược coi là sự phản ứng trực tiếp với tác nhân gây ra hành động thì hành động xã hội là phản ứng gián tiếp thơng qua biểu tượng. Các biểu tượng này có thể là các cử chỉ, lời nói của chúng ta hay các giá trị xã hội được thừa nhận. Thí dụ, như khi chúng ta lắc đầu ñể tránh một hạt bụi bay vào mắt thì hành động lắc đầu là hành động bản năng. Khi đó, hạt bụi là tác nhân gây ra hành động. Đó là sự phản ứng trực tiếp, bất chấp cá nhân thích hay khơng thích thì hành động vẫn xảy rạ Nhưng nếu ai đó cầu xin chúng ta một điều gì, mà chúng ta lắc ñầu thi hành ñộng lắc ñầu lại là hành động xã hội vì nó mang ý nghĩa mà xã hội gán cho nó, đó là sự từ chốị Trong những trường hợp như vậy, hành ñộng của chúng ta ñều phải tuân thủ theo những chuẩn mực và chứa ñựng những ý nghĩa hay giá trị mà xã hội ñã quy gán chọ

Dấu hiệu thứ hai là tính chuẩn mực của hành động xã hội, tức là hành ñộng xã hội của các cá nhân phụ thuộc vào hệ thống các giá trị, các chuẩn mực chính thống của xã hội, còn các hành động vật lý - bản năng thì khơng. Dựa vào các chuẩn mực xã hội, các cá nhân xem xét và ra quyết ñịnh hành động hay khơng hành động? Nếu hành động thì làm thế nàỏ Tại sao lại làm như vậỷ Nói cách khác hành động xã hội là hành vi ñược qui chiếu theo những chuẩn mực, những giá trị xã hội như

23

ñúng - sai, tốt - xấu, đẹp - khơng đẹp...Ngược lại những hành ñộng vật lý - bản năng khơng bị đối chiếu bởi những chuẩn mực xã hội . Nói cách khác chúng khơng có tính chuẩn mực.

Dấu hiệu thứ ba mà chúng ta có thể phân biệt được hành động xã hội và hành ñộng vật lý- bản năng là tính duy lý của hành động xã hộị Tính duy lý này thể hiện ở chỗ chúng ta có những độc lập nhất định trong hành động một cách chủ quan. Tính duy lý thể hiện rõ ở chỗ chúng ta căn cứ vào hệ giá trị, chuẩn mực chính thống của xã hội và vào các cơ chế ñiều chỉnh khác mà chúng ta tiếp nhận ñược một cách chủ quan. Nhận ñịnh một tình huống, một hồn cảnh là ñúng hay sai, tốt hay xấu là thuộc về ý thức của cá nhân chúng tạ Sau đó chúng ta hình dung phương án hành động và cả những hậu quả của nó. Nhận định chủ quan của các cá nhân khi hàn động có thể có những mức độ phù hợp khác nhau so với hồn cảnh thực. Mức độ phù hợp này ảnh hưởng tới hiệu quả của các phương án hành ñộng ñược ñưa rạ

Hành ñộng xã hội và hành ñộng vật lý bản năng

Có hai người đi xe ngược chiều nhau, sắp gặp nhau tại ngã tư ñường phố. Họ cùng ñi chậm lại và báo hiệu cho nhaụ Người này ra hiệu cho người kia rằng anh sẽ dừng, nhường đường cho tơi đi quạ Lúc đó họ thực hiện hành ñộng xã hộị Nhưng nếu họ không hiểu ý nhau và cả hai cùng tiến lên, cả hai cùng ngã. Khi đó họ thực hiện hành động vật lý bản năng. Họ khơng bỏ đi mà dừng lại ñể cãi nhau, phân định đúng sai - lúc đó lại là hành động xã hộị (Joachim Mathers,1994)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 61 - 62)