Lợi thế cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương Mại điện tử căn bản Đại học Thương Mại (Trang 58 - 59)

6 Các số liệu được dẫn từ nghiên cứu Forrester Research (Temkin 2002)

4.1.1.5. Lợi thế cạnh tranh

Hiểu theo nghĩa chung nhất, lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng sản xuất một loại sản phẩm có chất lượng cao hơn và/hoặc tung ra thị trường một sản phẩm có mức giá thấp hơn hầu hết (hoặc toàn bộ) các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên trong thực tế, các doanh nghiệp còn cạnh tranh với nhau về phạm vi hoạt động. Một số doanh nghiệp có khả năng hoạt động trên phạm vi tồn cầu trong khi một số khác chỉ có thể hoạt động trên phạm vi quốc gia hoặc khu vực. Những doanh nghiệp có khả năng cung cấp các sản phẩm chất lượng cao hơn ở các mức giá thấp trên phạm vi tồn cầu là các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh thực sự. Đây là điều mà các đối thủ của họ không thể làm được, cho dù điều đó chỉ xảy ra trong ngắn hạn.

Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp có thể là những điều kiện thuận lợi liên quan đến nhà cung ứng, người vận chuyển hoặc nguồn lao động; Cũng có thể là sự vượt trội hơn so với các đối thủ về kinh nghiệm, về tri thức hoặc sự trung thành của người lao động đối với doanh nghiệp; Hoặc cũng có thể doanh nghiệp có bằng sáng chế một sản phẩm, tiếp cận được một nguồn tài chính hay sở hữu một nhãn hiệu, hình ảnh hoặc biểu tượng nào đó mà các đối tác khơng thể bắt chước, khơng thể sao chép, khơng thể có được. Chính lợi thế cạnh tranh tạo nên tính bất đối xứng trên thị trường. Tính bất đối xứng trên thị trường tồn tại khi một doanh nghiệp có được nhiều nguồn lực (tài chính, tri thức, thơng tin, thế lực...) hơn các đối thủ khác. Sự bất đối xứng đem lại cho doanh nghiệp những lợi thế hơn các đối thủ, cho phép họ cung cấp ra thị trường những sản phẩm tốt hơn, nhanh hơn thậm chí cịn có thể rẻ hơn đối thủ.

Khi nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh, một số nhà kinh tế đã đưa ra qui luật “lợi thế thuộc về những người đi đầu”(1), người đi tiên phong trong một lĩnh vực kinh doanh hoặc người đầu tiên cung cấp dịch vụ sẽ có những lợi thế cạnh tranh mà những người đi sau khó có thể theo được và những lợi thế này có thể giữ được trong giai đoạn dài. Amazon.com là một thí dụ điển hình. Tuy nhiên, lịch sử đổi mới kinh doanh theo hướng công nghệ đã chứng tỏ rằng nếu người đi tiên phong thiếu những nguồn lực cần thiết để duy trì những lợi thế của mình, thì những lợi thế sẽ thuộc về những doanh nghiệp đi sau(2).

Trong một số trường hợp, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp hình thành trên cơ sở sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh trên cơ sở bất bình đẳng xảy ra khi lợi thế của doanh nghiệp dựa có được dựa trên những nhân tố mà các doanh nghiệp khác khơng có được như các nhân tố thuộc chính sách, qui định của một quốc gia hay khu vực... Khi đó doanh nghiệp hồn tồn chủ động trong việc định giá sản phẩm của mình.

Về mặt lý thuyết, sẽ có một số thị trường mà ở đó khơng tồn tại bất cứ một lợi thế cạnh tranh hay bất đối xứng nào giữa các doanh nghiệp bởi tất cả các doanh nghiệp đều có thể truy cập tới mọi nhân tố sản xuất (thông tin, tri thức, nguồn lao động...) như nhau. Một thị trường với như vậy gọi là thị trường hoàn hảo. Tuy nhiên, trong thực tế, các thị trường thường khơng hồn hảo, và sự bất đối xứng cũng như các lợi thế cạnh tranh luôn tồn tại cho dù chỉ trong ngắn hạn.

(1) Arthur W. Brian, Increasing returns and the New World of business, Harvard Business Review, 7-8/1996.

Trong một số trường hợp, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cịn có tính chất địn bẩy. Đó là khi doanh nghiệp sử dụng các lợi thế cạnh tranh hiện có để tạo ra các lợi thế ở các thị trường phụ cận. Tính chất địn bẩy này giúp doanh nghiệp ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động cũng như mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương Mại điện tử căn bản Đại học Thương Mại (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)