6 Các số liệu được dẫn từ nghiên cứu Forrester Research (Temkin 2002)
3.2.2. Mạng máy tính, Internet và World Wide Web 1 M ạng máy tính
Máy tính độc lập (autonomous): Một máy tính được gọi là độc lập nếu nó có thể khởi động, vận hành các phần mềm đã cài đặt và tắt máy mà khơngcần phải có sự điều khiển hay chi phối bởi một máy tính khác. Cấu trúc và hoạt động của máy tính đã được giới thiệu kỹ
Mạng máy tính (Computer Network). Mạng máy tính, hiểu theo cách chung nhất, là tập hợp
các máy tính độc lập (autonomous) được kết nối với nhau thông qua các đường truyền vật lý và tuân theo các quy ước truyền thơng nào đó. Khái niệm máy tính độc lập được hiểu là các máy tính riêng lẻ hoặc máy tính trong một mạng mà ở đó, nó khơng có khả năng khởi động hoặc đình chỉ các máy tính khác. Các đường truyền vật lý là các mơi trường truyền tín hiệu vật lý (có thể là hữu tuyến hoặc
vô tuyến). Các quy ước truyền thơng chính là cơ sở để các máy tính có thể “giao tiếp” hay “nói
chuyện” được với nhau và nó là một yếu tố quan trọng hàng đầu của cơng nghệ mạng máy tính. Một số mạng máy tính bao gồm: một máy tính trung tâm và một nhóm các trạm từ xa có thể báo cáo về máy tính trung tâm. Thí dụ: mạng máy tính bán vé của một hãng hàng khơng gồm một máy tính trung tâm cung cấp dịch vụ đặt chỗ cùng rất nhiều trạm làm việc tại các sân bay và các đại lý bán vé máy bay của hãng. Những mạng máy tính khác, kể cả Internet, thì “bình đẳng” hơn và cho phép mọi máy tính trên mạng đều có thể liên lạc với nhau.
Việc nối các máy tính thành mạng từ lâu đã trở thành một nhu cầu khách quan vì nhiều lý do, trong đó có hai lý do rất cơ bản là:
- Có rất nhiều cơng việc về bản chất là phân tán (hoặc về thông tin, hoặc về xử lý, hoặc cả hai) đòi hỏi phải có sự kết hợp truyền thơng với xử lý hay sử dụng các phương tiện truy cập từ xa;
- Nhu cầu liên lạc, trao đổi thông tin nhờ phương tiện máy tính.
Các kỹ thuật được sử dụng để thiết lập các mạng máy tính là một chủ đề rất thú vị, tuy vậy, nó thuộc phạm vi nghiên cứu của một số lĩnh vực CNTT chuyên sâu. .
Một khái niệm phổ biến về mạng máy tính là giao thức mạng máy tính. Giao thức mạng máy
tính bao gồm các quy tắc được thiết lập để các máy tính (hệ thống) có thể hiểu được nhau trong q trình thơng tin liên lạc. Các quy tắc này quản lý chính xác các thơng tin được trao đổi giữa các hệ thống, chúng đại diện cho các mục đích truyền phát và hoạt động truyền thơng được quản lý ra sao.
Mỗi mạng máy tính có nhiều lớp giao thức hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau. Về nguyên tắc, mỗi lớp giao thức giải quyết một khâu trong tồn bộ q trình truyền thơng của các lớp nói trên, đồng thời cung cấp các dịch vụ truyền thông cho các lớp cao hơn trên cơ sở sử dụng các dịch vụ cơ
bản mà các lớp dưới cung cấp. Các lớp tiêu biểu của một mạng máy tính (theo thứ tự từ thấp đến cao) bao gồm:
- Lớp kết nối hay lớp mạng cấp dưới: Giao thức hỗ trợ cho việc dịch chuyển của những chuỗi
dữ liệu dưới dạng các bit(*), gọi là các gói, giữa hai bộ phận của một thiết bị được nối trực tiếp với nhau, sử dụng một kỹ thuật mạng cấp dưới riêng biệt.
Hình 3.1: Sơ đồ đường truyền của mạng.
- Lớp mạng: Giao thức hỗ trợ cho việc phân phối một gói tin giữa các hệ thống được nối với
nhau bằng một con đường, con đường này có thể đi qua nhiều mạng cấp dưới (các mạng này có thể khác nhau về mặt kỹ thuật) được nối với nhau. Thí dụ, hai hệ thống ở hai vị trí khác nhau, mỗi hệ thống nằm trong một mạng cục bộ (LAN - Local Area Network); hai mạng cục bộ này được nối với nhau qua một mạng diện rộng (WAN - Wide Area Network). Để có thể giao tiếp với nhau, các mạng cấp dưới sử dụng một thiết bị có tên là bộ định tuyến (router) làm nhiệm vụ phân phối đúng địa chỉ các gói tin giữa hai hệ thống (xem hình 3.1).
- Lớp chuyển tải: Giao thức đảm bảo việc truyền các gói dữ liệu từ điểm A tới điểm B không bị mất mát hay sai lệch về trật tự các gói.
- Lớp ứng dụng: Các phần mềm ứng dụng tại các điểm cuối của hệ thống sẽ sử dụng giao thức
này để diễn giải và hiểu nội dung của các dòng dữ liệu được phân phối bởi lớp chuyển tải. Lớp ứng dụng là lớp cao nhất của một ngăn chứa trình giao thức hồn chỉnh.
Vì các lớp giao thức hoàn toàn độc lập với nhau, nhiều giao thức lớp cao có thể sử dụng một giao thức lớp thấp hơn, hoặc một giao thức lớp cao có thể sử dụng lần lượt nhiều lớp giao thức lớp thấp hơn. Thí dụ, các giao thức ứng dụng khác nhau có thể hoạt động trên cùng một lớp chuyển tải. Để xây dựng lớp giao thức ứng dụng, người thiết kế cần phải hiểu rõ các chức năng cơ bản mà một
(*) Đơn vị cơ bản của thông tin theo hệ thống số nhị phân (BInary digiT - BIT). Các mạch điện tử trong máy tính sẽ phát hiện sự khác nhau giữa hai trạng thái (dòng điện mức cao và dòng điện mức thấp) và biểu diễn các trạng thái đó dưới dạng một trong hai số nhị phân 1 hoặc 0. Các đơn vị cơ bản cao/thấp, đúng/sai, có/khơng, đóng/mở, thế này/thế kia được gọi là các bit.
lớp chuyển tải cung cấp, song họ không cần hiểu chi tiết về hoạt động của lớp chuyển tải này và về hoạt động cũng như sự tồn tại của các lớp giao thức thấp hơn.