b, Quảng cáo pop-up và bảo vệ chống lại quảng cáo pop-up
8.3.4. Vấn đề văn hoá trong TMĐT
Virtual Vineyards, một công ty bán rượu vang và một số đồ ăn đặc biệt trên mạng đã gặp rắc rối. Cơng ty thường nhận được phàn nàn từ phía khách hàng về sự chuyển hàng thiếu tới khách hàng ở Nhật Bản. Công ty thường bán rượu vang theo hộp/hòm/thùng (12 chai) hoặc số lượng ½ hộp/hịm/thùng. Do đó, để tiết kiệm chi phí kinh doanh, cơng ty chỉ cung cấp tài liệu giao hàng trong
trường hợp khối lượng hàng mua là nửa hộp hoặc 2 chai/lần/hộp. Sau khi điều tra, công ty xác định rằng nhiều khách hàng Nhật Bản chỉ thường mua 1 chai/lần trong khi được chuyển hàng tới 2 chai/lần/hộp. Đối với những khách hàng Nhật này, những người coi bao bì là một yếu tố quan trọng của hàng hố chất lượng cao như rượu thì người ta sẽ khơng thể tưởng tượng được rằng bất kỳ người nào vận chuyển một chai rượu trong một thùng hai chai. Họ viết thư điện tử để hỏi về chuyển thừa 1 chai trong mọi thư đặt hàng với số lượng chỉ có 1 chai.
Một số sai sót từ thiếu hiểu biết các chuẩn mực về ngôn ngữ và văn hố đã trở thành những ví dụ kinh điển/điển hình được sử dụng thường xuyên trong đào tạo các doanh nhân quốc tế. General Motors có thể khơng hiểu tại sao loại xe Chevrolet Nova được bán không chạy ở châu Mỹ Latin cho đến khi có người đã chỉ cho cơng ty biết “No va” nghĩa là “nó sẽ khơng chạy, khơng đi đến tương lai - dừng” trong tiếng Tây Ban Nha. Chiến dịch quảng cáo “đi tới sự sống” (come alive) của Pepsi bị thất bại ở Trung Quốc bởi vì thơng điệp quảng cáo tình cờ có nghĩa là “Pepsi mang tổ tiên bạn trở
lại từ thế giới bên kia của họ”. Một công ty khác bán đồ ăn ngọt cho trẻ em trong chai đã minh hoạ
bằng bức tranh của một đứa trẻ rất lanh lợi. Những đồ ăn này được bán rất chạy ở rất nhiều nơi mà chúng được giới thiệu, trừ một phần ở châu Phi. Điều bí ẩn này được giải thích khi nhà sản xuất nhận ra rằng những đồ ăn này thường mang hình ảnh về nội dung của chúng/chứa trong nó một phần bức tranh châu Phi.
Ngụ ý văn hoá của những quyết định về thiết kế đơn giản có thể gây ấn tượng sâu sắc. Có thể thấy ở Ấn Độ không phù hợp khi sử dụng hình ảnh con bị trong hài kịch hoặc tranh biếm hoạ. Những khách hàng tiềm năng tại các nước Hồi giáo có thể bị xúc phạm bởi một bức tranh hay một bức ảnh cho thấy tay hoặc chân của con người không được che kín. Thậm chí màu sắc hoặc thiết kế trang Web cũng có thể gây rắc rối phiền hà. Một trang Web được chia thành bốn phần hoặc bao gồm nhiều ô màu trắng lớn có thể gây chướng mắt/sự xúc phạm đối với khách ghé thăm Web là người Nhật bởi số bốn và màu trắng đều được coi là dấu hiện của sự chết chóc trong nền văn hố này. Bằng việc lập một trung gian- đối lập thực sự với chiến dịch được sử dụng bởi các công ty Mỹ- đáp ứng nhu cầu của khách hàng người Nhật, kế hoạch của Softbank đã mang TMĐT đến Nhật.
Softbank, một công ty lớn của Nhật đầu tư vào những công ty trên Internet đã đưa ra một phương pháp giới thiệu thương mại điện tử tới những người Nhật không sẵn sàng tham gia thương mại điện tử. Người Nhật phản đối phiên bản về thương mại điện tử của người Mỹ do họ thích thanh tốn bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản thay vì bằng thẻ tín dụng, và họ có khả năng tiếp thu cao hơn về kinh doanh trực tuyến. Năm 1999, Softbank thành lập một liên doanh với 7-eleven, Yahoo! Japan, và Tohan (nhà phân phối sách lớn của Nhật Bản) để bán sách và đĩa CD trên Web. Liên doanh có tên là eS-Books cho phép khách hàng đặt hàng trên mạng Internet và sau đó chọn hàng và thanh toán bằng tiền mặt tại cửa hàng 7-eleven thuận tiện nhất. Bằng việc đưa ra trung gian, một chiến lược đối lập thực sự với chiến lược được sử dụng bởi các công ty Mỹ đã đáp ứng nhu cầu khách hàng người Nhật. Chiến lượccủa Softbank đã đưa thương mại điện tử tới Nhật.
Một số khu vực trên thế giới có mơi trường văn hố khơng phù hợp và khắt khe với thương mại điện tử. Như một báo cáo được công bố năm 1999 của tổ chức Human Rights Watch (HRW) chỉ ra rằng rất nhiều quốc gia trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi đã miễn cưỡng cho phép công dân họ truy cập một cách tự do vào mạng Internet. Báo cáo cho thấy nhiều chính quyền ở khu vực này thường xuyên hạn chế công dân tự do ngôn luận và phải tuân thủ các quy định trong truyền tải tin tức ra khỏi biên giới quốc gia. Ví dụ, Arập Xê Út, Yemen và Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất thường sử dụng Proxy Server9
(Máy chủ ủy quyền) để lọc nội dung. Chính quyền Jordan đã đặt ra
mức thuế truy cập Internet trên mức thông thường, thông qua luật 1998 nghiêm cấm xuất bản trên bất kì phương tiện nào đối lập với giá trị truyền thống của các nước hồi giáo.