Một bản quyền là một văn bản công nhận duy nhất của nhà nước cấp cho chủ nhân của nó có độc quyền đối với việc: (1), sao chép sản phẩm, một phần hoặc toàn bộ; (2), phân phối, thể hiện, trình diễn sản phẩm ở dạng thức cơng chúng hoặc bất kỳ dạng thức nào, kể cả trên Internet. Nói chung, chủ sở hữu cũng có quyền xuất khẩu tác phẩm đến các quốc gia khác.
Các loại cơng trình sau đây thường có bản quyền:
- Các tác phẩm văn học (ví dụ sách và phần mềm máy tính); - Các tác phẩm âm nhạc (ví dụ bản nhạc)
- Các tác phẩm sân khấu (ví dụ vở kịch)
- Các tác phẩm nghệ thuật (ví dụ bản vẽ, tranh…)
- Các bản ghi âm, cuốn phim, chương trình phát thanh, truyền hình, chương trình truyền hính cap.
Trên Web, bản quyền cũng có thể được sử dụng để bảo vệ hình ảnh, logo, văn bản, HTML, JavaScript và các tài liệu khác.
Nguy cơ lớn nhất đối với sở hữu trí tuệ là nạn ăn cắp cá nhân với quy mô lớn. Hàng chục triệu người sử dụng Internet để tải bất hợp pháp nhạc, video, trò chơi, phần mềm, phim và các sản phẩm số khác.
Có nhiều hiệp định quốc tế bảo vệ bản quyền toàn cầu. Trong số này, Hiệp ước Becnơ (Bern Convention) là một trong số các thỏa thuận quan trọng nhất. Hiệp ước Becnơ được ký từ năm 1886. Hiện nay Hiệp ước được quản lý bởi WIPO và được hỗ trợ bởi 90% các quốc gia trên thế giới.
Người sở hữu bản quyền có thể tìm kiếm được lệnh của tòa án nhằm ngăn cản hoặc làm dừng lại sự xâm phạm hoặc tuyên bố thiệt hại. Một số loại xâm phạm bản quyền có thể kéo theo trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Sản xuất mang tính thương mại cơng trình xâm phạm, bán các tác phẩm xâm phạm, đưa các tác phẩm xâm phạm vào mua bán, kinh doanh, sản xuất và bán công nghệ phá hủy các hệ thống bảo vệ bản quyền.
Bản quyền khơng kéo dài mãi mãi, nó có hiệu lực trong một số thời gian nhất định sau khi chủ sở hữu qua đời (ở Anh là 50 năm, ở Mỹ là 70 năm). Sau khi kết thúc thời hạn đó, tác phẩm trở thành sở hữu công cộng.
* Sao chụp bất hợp pháp phần mềm, bản nhạc và các tư liệu số khác
Nạn sao chụp bất hợp pháp các tư liệu số hóa đang đe dọa các ngành cơng nghiệp phần mềm, âm nhạc và phim ảnh. Theo Weis (2004), thiệt hại do sao chụp bất hợp pháp phần mềm trên thế giới lên tới 29 tỷ đôla năm 2003 (chiếm tới 36% doanh thu phần mềm). Ở Mỹ, sao chụp bất hợp pháp phần mềm chiếm tới 22% tổng doanh thu phần mềm, trong khi đó ở Trung Quốc và Việt Nam là 92%.
Các quốc gia đã có nhiều hoạt động pháp lý và hành động thực tế để giải quyết vấn đề nói trên. Tuy nhiên, cho đến nay các hành động trên còn tỏ ra thiếu hiệu quả.
* Một số cách tiếp cận trong bảo vệ bản quyền
Có thể sử dụng phần mềm để sản xuất nội dung số không sao chép được. Các cách tiếp cận sau đây có thể được sử dụng để thiết kế hệ thống quản lý bản quyền điện tử một cách có hiệu quả:
- Sử dụng mã hóa để ngăn cản xâm phạm bản quyền; - Theo dõi sự xâm phạm bản quyền;
- Sử dụng phương pháp “ngấnnước”, hay “hình mờ” (watermark).
Quản trị bản quyền số là một thuật ngữ chung, muốn nói đến các sắp xếp cho phép một người bán nội dung ở hình thái điện tử có thể kiểm sốt tư liệu và ngăn cấm việc sử dụng chúng với các cách thức khác nhau, và có thể xác định được việc sử dụng đó. Thơng thường, nội dung là một tác phẩm số hóa có bản quyền mà người bán là người chủ sở hữu quyền. Các sắp xếp đó được gọi là các biện pháp kỹ thuật.
Trong quá khứ, khi nội dung về bản chất là một vật tương tự (analog), và việc mua một bản sao mới của tác phẩm bản quyền là dễ hơn so với sản xuất bản sao đó một cách độc lập. Chất lượng của phần lớn bản sao thường thấp, điều này làm cho q trình sao chép ít hấp dẫn, và trong phần lớn trường hợp là ít hiệu quả. Tình hình đã thay đổi với sự xuất hiện của công nghệ số. Công nghệ này tạo ra khả năng tạo ra các bản sao chất lượng cao với chi phí khơng lớn. Internet gần như loại bỏ sự cần thiết phải có mơi trường vật lý trung gian để truyền tải tác phẩm. Do vậy, các hệ thống Quản trị bản quyền số cần phải giới hạn các cá nhân sử dụng hợp lý, minh bạch (fair use) tài liệu số (sử dụng cho các mục đích phi thương mại).