Xu hướng tích hợp thị trường thực và thị trường ảo

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương Mại điện tử căn bản Đại học Thương Mại (Trang 177 - 179)

c. Nghiên cứu thị trường trực tuyến

10.3. Xu hướng tích hợp thị trường thực và thị trường ảo

Giữa thị trường thực (thị trường vật lý) và thị trường ảo (thị trường trên mạng, thị trường số hố) có mối quan hệ tương tác. Giữa hai thị trường có những xung đột, đồng thời trên nhiều góc độ có thể bổ sung, hợp tác lẫn nhau. Trên góc nhìn của người tiêu dùng cũng như phần lớn các tổ chức, hai cộng đồng này đang tồn tại và sẽ tiếp tục tồn tại.

Có lẽ sự tích hợp đáng kể nhất của hai khái niệm này thể hiện ở loại hình tổ chức “cú nhấp chuột và vữa hồ” (“click and mortar”). Trong tương lai gần, loại hình tổ chức “cú nhấp chuột và vữa hồ” sẽ là loại hình áp đảo, mặc dù nó có thể có các hình thức và kiểu dạng khác nhau. Một vài tổ chức sẽ sử dụng TMĐT như một kênh bán hàng thứ hai, như phần lớn các nhà bán lẻ hiện nay. Một số doanh nghiệp khác chỉ sử dụng TMĐT đối với một số sản phẩm và dịch vụ nhất định, trong khi đó họ bán các sản phẩm và dịch vụ khác theo cách thức thông thường. Qua kinh nghiệm đúc kết được từ thực hiện các chiến lược kinh doanh, ngày càng nhiều doanh nghiệp và tổ chức chuyển sang duy trì hai kênh thương mại đồng thời.

Một vấn đề lớn đặt ra đối với cách tiếp cận “cú nhấp chuột và vữa hồ” là làm sao kết hợp được cả hai kênh kinh doanh trong việc lập kế hoạch, quảng cáo, logistics, phân bố nguồn lực ..., và làm sao để các kế hoạch chiến lược về thị trường thực và thị trường ảo có thể hài hồ nhau. Một vấn đề quan trọng khác là xung đột kênh phân phối (những người bán buôn, bán lẻ).

Một lĩnh vực cùng tồn tại khác của hai thị trường là trong nhiều hệ thống đặt hàng B2C, khách hàng có thể có 2 lựa chọn: đặt hàng trực tuyến và đặt hàng ngoại tuyến. Người ta có thể mua bán cổ phiếu qua máy tính, bằng cách đặt một lệnh tới người môi giới (broker) của họ, hoặc trực tiếp đi tới công ty môi giới để bàn bạc, thoả thuận về việc mua bán. Trong các lĩnh vực TMĐT B2B và G2B, phương án lựa chọn đồng thời theo cách cũ hoặc theo cách mới có thể khơng cịn tồn tại lâu. Một số tổ chức khơng tiếp tục duy trì phương án lựa chọn theo cách cũ, khi mà số lượng người dùng ngoại tuyến giảm xuống thấp quá một ngưỡng nhất định. Tuy nhiên, trong TMĐT B2C, tình trạng tồn tại đồng thời 2 phương án sẽ cịn duy trì, ít nhất là trong tương lai gần.

Tích hợp các nhân tố cơng nghệ, phi công nghệ và thị trường ảnh hưởng đến sự phát triển của TMĐT, các hãng nghiên cứu và phân tích thị trường nổi tiếng đã đưa ra những dự đốn khá lạc quan về bức tranh tồn cảnh của TMĐT trong giai đoạn sắp tới. Ví dụ, trong năm 2006, tổng doanh thu TMĐT B2C và B2B ở Mỹ ước đạt khoảng 3 đến 7 ngàn tỷ USD, số người dùng Internet trên toàn thế giới ước đạt 750 đến 999 triệu người vào năm 2008, và 50% trong số đó sẽ tiến hành mua bán trên mạng. Sự tăng trưởng của TMĐT không chỉ từ TMĐT B2C, mà cả từ TMĐT B2B và các ứng dụng mới như chỉnh phủ điện tử, học tập trực tuyến và TMĐT hợp tác (Collaborative E-c0mmerce). Nhìn chung, TMĐT tiếp tục tăng trưởng trong tương lai gần, mặc dù có những thất bại của một số cơng ty, một số chương trình triển khai TMĐT. Tổng doanh thu TMĐT thế giới sẽ tăng khoảng 15- 25% một năm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương Mại điện tử căn bản Đại học Thương Mại (Trang 177 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)