Các xu hướng công nghệ trong TMĐT

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương Mại điện tử căn bản Đại học Thương Mại (Trang 175 - 177)

c. Nghiên cứu thị trường trực tuyến

10.1.2. Các xu hướng công nghệ trong TMĐT

Tiến bộ công nghệ trong TMĐT thường dẫn tới giảm chi phí đi liền với cải thiện năng lực, dễ sử dụng, dễ tìm kiếm phần mềm, dễ phát triển Website, khả năng truy cập và độ an toàn được cải thiện.... Một số xu hướng công nghệ cụ thể được đề cập dưới đây:

* Các trình ứng dụng khách. Máy tính thuộc tất cả các loại đang ngày càng trở nên rẻ hơn, nhỏ

hơn, và mạnh hơn. Ý tưởng về một máy tính mạng (network computer), hay cịn được biết đến như một máy tính mỏng, sẽ đưa chức năng xử lý và lưu trữ thơng tin ra khỏi máy tính chuyển đến các máy chủ trung tâm vận hành các phần mềm java chạy trên UNIX, và giá của máy tính đơn giản (simputer) như vậy chỉ còn như giá của một chiếc vơ tuyến truyền hình.

* Các trình ứng dụng khách nhúng. Một xu hướng lớn nữa trong cơng nghệ TMĐT là các trình

ứng dụng khách nhúng. Trong trường hợp này, khách hàng có thể là một chiếc ơ tơ hoặc một chiếc máy giặt được gắn một con chip. Trong nhiều trường hợp, một hệ thống chuyên gia với các quy tắc được nhúng vào và làm cho khách hàng “thông minh” hơn và phản ứng tốt hơn đối với các thay đổi của mơi trường. Đó là một thiết bị điển hình trong kỹ thuật tính tốn xâm nhập (pervasive computing).

* Truyền thông vô tuyến và TMĐT di động. Đối với các quốc gia khơng có mạng cáp quang,

truyền thơng vơ tuyến cho phép tiết kiệm đáng kể thời gian và kinh phí lắp đặt. Vào năm 1998, truy cập vơ tuyến đã đạt tốc độ T1 (khoảng 1,5 mbps), với mức tiết kiệm chi phí vào khoảng 80%. Tuy nhiên, các mạng vơ tuyến có thể là quá chậm đối với một số sản phẩm số hố mang tính vị lai. Mạng Wi-Fi được coi là một ngoại lệ và đang phát triển nhanh chóng. Theo một số chuyên gia, truyền

thơng vơ tuyến có thể thay đổi bản chất của TMĐT từ nội dung sang bối cảnh, tiếp cận được khách hàng bất kỳ ở đâu và bất kỳ lúc nào khi họ sẵn sàng mua hàng.

* Kỹ thuật tính tốn xâm nhập (Pervasive computing). Đây là kỹ thuật tính tốn khơng nhìn thấy, kỹ thuật tính tốn mọi nơi, trong đó các năng lực tính tốn được cài gắn vào các đối tượng xng quanh chngs ta. Tập đoàn Garner nổi tiếng đã gọi kỹ thuật tính tốn xâm nhập là “sự việc lớn tiếp theo” trong cơng nghệ thơng tin. Kỹ thuật tính tốn xâm nhập đang tác động đến TMĐT một cách tích cực. Kỹ thuật tính tốn xâm nhập đang phát triển thuận lợi nhờ mở rộng các mạng truyền thông và các các thiết bị không dây cầm tay.

* Các thiết bị đem theo người. Với sự phát triển của kỹ thuật tính tốn xâm nhập và trí tuệ

nhân tạo, số lượng các thiết bị tính tốn cầm tay có thể tăng lên. Các thiết bị cầm tay sẽ cải thiện TMĐT hợp tác, B2E và TMĐT nội bộ doanh nghiệp.

* Công nghệ định dạng bằng sóng tần radio (Radio Frequency Identification- RFID). Ứng dụng thử nghiệm này về kỹ thuật tính tốn xâm nhập sẽ có tác động rất lớn tới các chuỗi cung ứng điện tử, giúp cắt giảm chi phí và giải quyết các vấn đề về bí mật riêng tư. Ngồi việc theo dõi tồn kho, còn nhiều lĩnh vực ứng dụng khác của RFID, từ lĩnh vực đảm bảo an ninh đến lĩnh vực chuỗi cung ứng điện tử.

* Các máy chủ và hệ điều hành. Một xu hướng lớn đang hình thành là sử dụng Windows XP và NT như một hệ thống điều hành doanh nghiệp. Một trong các khả năng của NT là cụm nhóm (clustering). Các máy chủ cụm có thể tăng năng lực xử lý của từng máy đơn lẻ. Máy chủ cụm rất kinh tế, cho phép giảm chi phí. Các máy chủ đặc biệt cho TMĐT hiện được Microsoft và một số hãng khác cung ứng.

* Các mạng. Việc ứng dụng TMĐT thường đòi hỏi các sản phẩm đa phương tiện (ví dụ các

catalog màu, các đoạn phim và bản nhạc). Cần đảm bảo một băng thông rộng để phân phối các sản phẩm nói trên. Một số cơng nghệ băng thơng rộng (ví dụ XDSL) có thể làm tăng băng thông lên nhiều lần. Việc này cho phép thay thế các mạng diện rộng (WAN) hoặc các mạng giá trị gia tăng (VAN) vốn đắt đỏ bằng Internet rẻ hơn. An ninh trong Internet có thể được tăng cường bằng cách sử dụng công nghệ mạng riêng ảo (VPN).

* Phần mềm TMĐT và các dịch vụ. Sự hiện diện của nhiều loại phần mềm TMĐT sẽ làm cho việc tạo lập cửa hàng trên Internet và tiến hành các hoạt động thương mại khác dễ dàng hơn. Hiện tại hàng trăm site đã thuê các trang web không đắt tiển để tiến hành các hoạt động đa dạng, từ việc tổ chức đấu giá đến việc bán hàng bằng tiếng nước ngoài. Các dịch vụ hỗ trợ TMĐT, như dịch vụ tổ chức đấu giá, dịch vụ cấp chứng nhận... đang phát triển nhanh chóng. Hơn nữa, một số lượng lớn các nhà tư vấn đang được đào tạo để hỗ trợ TMĐT trong các lĩnh vực khác nhau.

* Các cơng cụ tìm kiếm. Các cơng cụ tìm kiếm ngày càng trở nên thơng minh hơn và tốt hơn.

Việc sử dụng công nghệ này cho phép người tiêu dùng và các khách hàng tổ chức tìm kiếm, so sánh các sản phẩm và dịch vụ dễ dàng hơn và nhanh hơn.

* Công nghệ cá nhân-cá nhân (P2P: Peer-to-Peer). Công nghệ P2P đang phát triển nhanh chóng và dự đốn là sẽ có tác động lớn tới lĩnh vực chia sẻ tri thức, truyền thông và hợp tác bằng việc làm cho các hoạt động này tốt hơn, nhanh hơn, tốn ít chi phí hơn và thuận tiện hơn.

* Tích hợp. Việc tích hợp máy tính và vơ tuyến truyền hình, tích hợp máy tính và điện thoại sẽ làm tăng khả năng truy nhập Internet. Các dịch vụ Web cũng thúc đẩy q trình tích hợp.

* Các dịch vụ Web. Các dịch vụ Web đang phát triển nhanh chóng, giải quyết các vấn đề lớn

trong phát triển và tích hợp các hệ thống TMĐT, đặc biệt là trong các hệ thống và các sàn giao dịch B2B phức tạp. Các dịch vụ Web cho phép các công ty xây dựng các ứng dụng TMĐT nhanh hơn, hiệu quả hơn và rẻ hơn.

* Các trình ẩn phần mềm (Sofware Agents). Người dùng sẽ có khả năng gửi đi các trình ẩn phần mềm thơng minh để tìm kiếm, nắm bắt, thoả thuận và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhằm thúc đẩy các hoạt động TMĐT.

* Vơ tuyến truyền hình tương tác. Đã có một vài tín hiệu về sự thành cơng của cơng nghệ vơ

tuyến truyền hình tương tác và trong tương lai, vơ tuyến truyền hình tương tác có thể trở một mạng cho TMĐT. Ở Mỹ, nhiều trường đại học đã sử dụng vơ tuyến truyền hình tương tác để dạy các lớp học ở nhiều địa điểm khác nhau.

* Internet tương lai. Nhiều viện nghiên cứu trên thế giới đang thực hiện các nghiên cứu cho

Internet tương lai. Mặc dù các dự án như Internet 2 thực hiện còn chậm chạp, sớm hay muộn thì các cố gắng này sẽ tác động tích cực đến TMĐT.

* Kỹ thuật tính tốn tiện ích. Kỹ thuật tính tốn tiện ích là kỹ thuật tính tốn ln sẵn có, tin cậy

và an tồn cũng như các dịch vụ điện, nước và điện thoại. Người ta cho rằng kỹ thuật tính tốn tiện ích có một số tính năng như: là một dịng nguồn lực tính tốn, tương tự như điện năng theo nhu cầu, từ các tiện ích ảo khắp thế giới- ln sẵn có, an tồn và hiệu quả, phải trả tiền trên cơ sở lượng sử dụng, được thay đổi quy mô một cách năng động, tự sửa chữa, dễ quản lý.

Một ví dụ về sử dụng kỹ thuật tính tốn tiện ích trong TMĐT là trường hợp Cơng ty Mobile Travel Guider. Cơng ty này có hơn 2.500 nhà hàng và khách sạn tại Mỹ, đồng thời xuất bản các hướng dẫn du lịch cho các vùng khác nhau. Để đảm bảo cho lưu lượng luôn tăng cao của các máy chủ Web, công ty phải sử dụng các dịch vụ lưu trú theo yêu cầu của IBM. Với dịch vụ này, Công ty không chỉ giải quyết được tất cả các vấn đề về năng lực tính tốn, mà cịn tăng độ an ninh lên 30%, đồng thời giảm được chi phí trang bị và duy trì các máy chủ của mình.

* Kỹ thuật tính tốn khung lưới (Grid Computing). Các mạng thông thường, bao gồm cả mạng Internet, được thiết kế để đảm bảo truyền thơng giữa các thiết bị. Các mạng như vậy có thể được sử dụng để hỗ trợ cơng nghệ tính tốn khung lưới, trong đó các chu trình xử lý khơng được tận dụng của tất cả các máy tính trong một mạng có thể được khai thác để tạo ra các khả năng tính tốn mạnh mẽ. Kỹ thuật tính tốn khung lưới điều phối việc sử dụng một số lượng lớn các máy chủ, làm cho chúng hoạt động như một máy tính. Các vấn đề liên quan đến xung nhọn (spike) về nhu cầu được giải quyết mà khơng cần phải duy trì các năng lực dự trữ.

Hiện nay kỹ thuật tính tốn khung lưới chưa được phổ biến một cách rộng rãi, và nhiều trong số các ứng dụng khung lưới trong một số lĩnh vực cịn u cầu sử dụng các siêu máy tính. Ví dụ về sử dụng kỹ thuật tính tốn khung lưới trong TMĐT là trường hợp Ngân hàng J.P Morgan Chase Investment hiện đang duy trì TMĐT thời gian thực bằng việc sử dụng một năng lực tính tốn với hàng ngàn nhân viên làm việc.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương Mại điện tử căn bản Đại học Thương Mại (Trang 175 - 177)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)