Nguyễn Sĩ Dũng, Lý thuyết lập pháp, Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu Dân

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 110 - 111)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHƯNG ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHÁT, ĐỒNG B ộ, MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ

1. Nguyễn Sĩ Dũng, Lý thuyết lập pháp, Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu Dân

cử, 15:18 16/01/2009. Xem thêm: Ann Seidman, Robert B. Seidman, Nalin Abeyesekers, Soạn thảo luật pháp vì tiến bộ xã hội dân chù: số tay cho nhà soạn thảo, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.

Phần thứ tư. Định hướng hồn thiện...

Việc xem xét, phân tích kỹ lưỡng sẽ giúp cho các nhà lập pháp lựa chọn được những biện pháp phù hợp nhất để tác động đến các hành vi. Với những biện pháp tác động đúng, phù hợp với động lực thực hiện của các chủ thể, việc tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Xây đựng pháp luật rõ ràng và đầy đủ còn bao hàm cả việc xây dựng các quy định pháp luật được thực hiện với chi phí hợp lý nhất. Một vấn đề tồn tại cổ thể được giải quyết bởi nhiều giải pháp khác nhau. Nhiệm vụ của nhà lập pháp là phải đánh giá để lựa chọn được giải pháp với chi phí ít nhất cho xã hội. Để thực hiện được điều này, phương pháp đánh giá tác động của dự thảo văn bản rất có ý nghĩa. Việc thu thập số liệu, dự kiến và so sánh các tác động về chi phí và lợi ích của từng giải pháp sẽ giúp cho các nhà lập pháp tìm được giải pháp có chi phí hợp lý nhất. Phương pháp đánh giá tác động của dự thảo đã được bắt đầu chính thức quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (có hiệu lực từ 01/01/2009). Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, việc thực hiện đánh giá tác động của dự thảo văn bản theo quy định của luật này vẫn chưa có kết quả như ý muốn1. Điều này phần nào là do chúng ta còn thiếu những thiết chế phù hợp để hướng dẫn cũng như kiểm soát chất lượng của báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản do các cơ quan chủ trì thẩm tra thực hiện.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 110 - 111)