Các yếu tố tạo nhu cầu hoàn thiện pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các thiết che nhà nước

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 125 - 126)

III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THÊ ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHÁT, ĐÔNG B ộ, MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ

1.1.Các yếu tố tạo nhu cầu hoàn thiện pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các thiết che nhà nước

1. Các giải pháp đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả của pháp luật về tổ chức và hoạt động của các

1.1.Các yếu tố tạo nhu cầu hoàn thiện pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các thiết che nhà nước

tổ chức và hoạt động của các thiết che nhà nước

Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các thiết chế nhà nước xuất phát từ một loạt các yêu cầu. Những yếu tố này đã được đề cập ở trên. Ở đây, chỉ nhắc lại các yêu cầu đó với các nội dung cơ bản:

- Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thực ra, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam chỉ

mới được bắt đầu vào năm 2001, khi Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi. Khi chưa có chủ trương rõ ràng việc xây dựng nhà nước pháp quyền như vậy thì chưa thể xem đỏ là quá trình chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền. Hai yếu tố trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chù nghĩa Việt Nam được nói đến ở đây là: một bên là tổ chức quyền lực nhà nước và một bên là quyền con người, dân chủ. Trong đó, vấn đề xây dựng pháp luật và bảo đảm để cán bộ,

XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT...

công chức thực hành công vụ tuân thủ pháp luật là vấn đề đặc biệt quan trọng thể hiện tinh thần pháp quyền.

- Xuất phát từ các khiếm khuyết của bộ máy nhà nước, các thiết chế nhà nước.

Điều này dễ hiểu vì khi thực hiện sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, bộ máy nhà nước Việt Nam phải có những thay đổi lớn, khá căn bản. những khiếm khuyết của bộ máy này cho dù đã qua hàng chục năm đổi mới vẫn thể hiện như nêu ở trên đây.

- Tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước trước các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, dân chủ và quyền con người và các mặt khác của đời sống xã hội.

Một bộ máy nhà nước thể hiện tính chính đáng của mình nếu nó có tác dụng đối với xã hội thể hiện trên các khía cạnh khác nhau: Dân chủ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân và phải thể hiện được năng lực sử dụng quyền lực trong quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.

- Tính hội nhập của hệ thống pháp luật điều chỉnh các thiết chế nhà nước. Trong bối cảnh tồn cầu hóa, các thiết chế nhà nước phải thể hiện được các tiến bộ chung của nhân loại. Hệ thống các thiết chế nhà nước có thể và cần giữ lại các nhân tố truyền thống, tập quán, nói chung là nét đặc thù để tham gia vào quá trình hội nhập. Nhưng, tính phổ qt của các thiết chế thì cần phải xem xét trên cơ

sở thừa nhận những gì thuộc về tiến bộ, văn minh mà vấn đề cơ bản là dân chủ và bảo đảm quyền con người.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 125 - 126)