III. KINH NGHỆM QUỐC TỂ VỀ ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHẤT, ĐÔNG B ộ, MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ
2. Loi n°2004-1343 du 9 décembre 2004 de simpliíication du droit.
1.4.4. Các quôc gia khác
Ở Hy Lạp, luật số 3133 ngày 11/4/2003 đã được thơng qua với
mục đích cho phép tiến hành một sự phân tích khơng giới hạn đối với các văn bản pháp luật đang tản mát và tạo điều kiện cho việc tìm hiểu, áp dụng và theo dõi các văn bản pháp luật, ủ y ban trung ương về pháp điển hóa đã được thành lập nằm trong Văn phòng Chính phủ và có 7 thành viên, trong đó có 5 đại diện của Tòa tư pháp tối cao, hình sự và hành chính. Nhiệm vụ cùa ủ y ban là pháp điển hóa các luật đang cổ hiệu lực bằng cách tập hợp và phân loại theo chủ đề. ủ y ban chuẩn bị các dự án pháp điển hóa, sau đó đệ trình lên Nghị viện theo một thủ tục đặc biệt. Phạm vi của các bổ sung được cho phép tỏ ra giống với những gì được mơ tả trước đó: cơ cấu lại văn bản, xóa bỏ các quy phạm chồng chéo hoặc mâu thuẫn, soạn lại văn bản để đảm bảo tính dễ hiểu nhất, thêm vào một số quy phạm... Ở đây, người ta nhắc đến khái niệm hệ thống pháp luật thực định "thơng minh".
Ở Italia, người ta tính có 5 bộ luật truyền thống (bộ luật dân sự,
hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và bộ luật hàng hải) đã được soạn thảo bởi các ủy ban thuộc các bộ. Khơng có một thiết chế đặc biệt phụ trách vấn đề pháp điển hóa, nhưng nhiều ùy ban nghiên cứu nằm trong các bộ phụ trách vấn đề hợp lý hóa pháp luật và có thể đề xuất các dự án pháp điển hóa. Các dự án lập pháp được thông qua bằng một nghị định của Chính phủ theo ủy quyền của Nghị viện.
Bên cạnh các bộ luật, còn tồn tại các văn bản "duy nhất" tập hợp toàn bộ các quy định đang có hiệu lực trong các lĩnh vực rộng hẹp khác nhau. Từ năm 1948, 57 văn bản duy nhất đã được công bố, trong đó có 37 văn bản ln ln cịn hiệu lực.
Các văn bản duy nhất trước hết phục vụ việc soạn lại pháp luật, đó là các công cụ xây dựng và tăng cường sức mạnh của nhà nước; trong khi đó, các bộ luật truyền thống bao hàm các quy định chủ
yếu trong một lĩnh vực pháp luật.
Ở Tây Ban Nha, từ cuối thế kỷ XIX, kỹ thuật thông dụng tập hợp các văn bản chính là pháp điển hóa: Bộ luật dân sự năm 1889, Bộ luật hình sự năm 1870, Bộ luật thương mại năm 1985, Bộ luật hình sự mới năm 1995. Các bộ luật này bị sửa đổi trực tiếp bằng một luật. Tuy nhiên, người ta nhận thấy một hiện tượng là khi tiến hành pháp điển hóa, đặc biệt là .đối với Bộ luật thương mại, trên thực tế có nhiều luật được công bố nhưng không phải là bộ phận cấu thành của bộ luật.
Cũng tồn tại một kỹ thuật tập hợp văn bản khác mà người ta gọi đó là "viết lại" được sử dụng khá phổ biến vì nó tập hợp các văn bản pháp lý trong mối quan hệ với một lĩnh vực mà phạm vi hẹp hon phạm vi của bộ luật, chẳng hạn như các công ty thương mại hoặc các hợp đồng thuê bất động sản được xây dựng. Hạ nghị viện là cơ quan duy nhất cho phép Chính phủ ban hành các văn bản được soạn lại trong giới hạn mà Nghị viện cho phép.
Việc pháp điển hóa ở Tây Ban Nha được trao cho một thiết chế ad-hoc được thành lập vào năm 1843. ủ y ban pháp điển hóa bao gồm các luật gia có uy tín do Bộ Tư pháp bổ nhiệm.
Thủ tục ban hành một bộ luật như sau: Bộ trưởng Tư pháp ủy quyền cho ủ y ban pháp điển hóa soạn thảo một bộ luật và chỉ thị cho ủ y ban này những định hướng lớn cần phải tuân theo, ủ y ban tiến hành soạn thảo văn bản, rồi trình lên Bộ Tư pháp, sau đó Bộ Tư pháp sẽ tham vấn các bộ khác và các đổi tác xã hội. Văn bản phải được thông qua tại Hội đồng Bộ trưởng trước khi trình lên Hạ viện là co quan có thẩm quyền ban hành bộ luật.
Ở Bỉ, hơn cả khái niệm "sáng tạo" mà chúng tôi đã đề cập ở ữên (bộ luật thuế giá t ị gia tăng và bộ luật quốc tịch), cịn có hai kỹ thuật khác tập hợp văn bản đang có hiệu lực, đó chính là pháp điển hóa và kết hợp. Nó là cơng việc giống nhau nhưng ở cấp độ khác nhau.
Tập hợp là một quy trình cho phép thu thập vào một văn bản duy nhất mọi quy định có liên quan đến cùng một chủ đề, mà lúc đầu nó là nội dung của cùng một văn bản luật, nhưng về sau, cùng với thời gian, do hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản, đã bị phân tán trong nhiều văn bản khác nhau. Tóm lại, đối với tập hợp, xuất phát điểm là một văn bản duy nhất nhưng lại bị phân tán theo thời gian.
Pháp điển hóa có mục đích tập hợp trong một văn bản duy nhất và dưới hình thức đánh số thứ tự tăng dần, các quy phạm khác nhau nhưng thống nhất theo một quan niệm chung. Nó phân biệt với tập hợp hóa bởi vì nó tập hợp các văn bản điều chinh cùng một vấn đề.
Ở đây chúng ta xuất phát từ chủ đề.
Ý tưởng của các kỹ thuật này, pháp điển hóa và tập hợp, bắt nguồn từ cơ quan công quyền. Sáng kiến bắt nguồn từ cơ quan lập pháp và do các nhà làm luật ủy quyền một cách đồng thuận (bang, cộng đồng ngơn ngữ hoặc vùng), phục vụ lợi ích của cơ quan hành pháp.
Luật ngày 13/6/1961 liên quan đến tập hợp và pháp điển hóa các luật, cho phép nhà vua tập hợp hoặc pháp điển hóa. Quy định này được giải thích như là việc cho phép các chính phủ của các cộng đồng ngôn ngữ và các vùng làm việc đó trong giới hạn các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của họ (ví dụ như bộ luật của vương quốc năm 1984 về quy hoạch lãnh thổ và đô thị). Mặt khác, cần lưu ý rằng luật về Tham chính viện năm 1973 cho phép Chủ tịch hai viện của Nghị viện, Thủ tướng, Chủ tịch của các cộng đồng ngơn ngữ u cầu Tham chính viện thực hiện pháp điển hóa hoặc tập hợp. Cũng có trường hợp ủy quyền đặc biệt nằm trong các luật hoặc nghị định, chẳng hạn như ủy quyền cho nhà vua bằng luật ngày 13/4/1995 về công ty thương mại thực hiện việc pháp điển hóa bộ luật cơng ty.
Pháp điển hóa thường là tác phẩm chung của cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp và hợp nhất nhiều văn bản khác. Chúng ta có
thể kể ra đây một giáo sư đại học đã được bổ nhiệm làm cao ủy của vương quốc chịu trách nhiệm chuẩn bị bộ luật tổ chức tư pháp vào năm 1967.
1.5. Hợp nhẩt
1.5.1. Hợp nhất là một kỹ thuật
Khác với pháp điển hóa mà khái niệm và quan niệm về cơ bản giống nhau giữa các nước, hợp nhất không phải là một quan niệm chung cho mọi quốc gia
Hợp nhất là một văn bản mang tính kỹ thuật, quy phạm hoá; ngược lại với pháp điển hóa, khơng đòi hòi một sự đánh giá hoặc một quyết định pháp lý, trừ trường hợp có khó khăn phát sinh. Hợp nhất cho phép tập hợp các bộ phận của một văn bản và "dán" chúng
lại với nhau, nhưng việc dán này không làm phát sinh hệ quả pháp lý mà mỗi một bộ phận tiếp tục làm phát sinh hệ quả riêng. Hợp nhất phân biệt với pháp điển hóa ở chỗ văn bản hợp nhất thông thường khơng có giá trị pháp lý, nó khơng có giá trị chứng cứ mà chỉ là một văn bản "đơn giản" thuần túy, không làm phát sinh hệ quả pháp lý.
Điều đó lý giải vì sao hợp nhất thường không yêu cầu sự can thiệp của một cơ quan có thẩm quyền, đó là cơng việc của một nhà xuất bản tư hoặc công, và kết quả mang tính biên tập, thơng tin, nhưng trong mọi trường hợp nó khơng có giá trị pháp lý vì nó khơng có giá trị chứng cứ. Tuy nhiên, khẳng định này cũng cần phải được hiểu một cách linh hoạt vì nó phụ thuộc vào thủ tục của từng quốc gia khác nhau.
1.5.2. Hợp nhất và công bổ
Một số quốc gia kết hợp nhiều kỹ thuật và thủ tục khác nhau nhằm tạo điều kiện cho việc tiếp cận văn bản pháp luật: các văn bản được kết hợp, rồi được tái bản hoặc tái cơng bố.
______________________ PhầỊỊ thứba. u cầu về tính thống nhắt...
Trong một số trường hợp, sự tái bản này xuất phát từ một sự hợp nhất đơn giản và được thực hiện bởi một nhà xuất bản tư chẳng hạn. Như vậy, hợp nhất có thể được quyết định và tổ chức bởi cơ quan có thẩm quyền đã ban hành ra văn bản, như cơ quan lập pháp chẳng hạn.
Trên thực tế, ở Cộng hịa liên bang Đức, Nghị viện có thể ban hành một luật, theo đó cho phép một bộ trưởng công bố một văn bản hợp nhất các luật, tức là một văn bản gốc kèm theo các sửa đổi, bổ sung. Văn bản được hợp nhất bởi cơ quan hành chính, sau đó được đăng trên cơng báo. Nó có giá trị pháp lý và giá trị chứng cứ. Sự cho phép của Nghị viện có thể nêu rõ các phương tiện cần thiết để tiến hành hợp nhất, như việc đánh số lại hoặc sửa chữa các lỗi kỹ thuật. Đương nhiên, chúng ta loại ra ở đây việc hợp nhất thuần túy mang tính kỹ thuật.
Ở Slovenia, từ năm 2006, khi một văn bản của Nghị viện sửa đổi một luật gốc văn bản kết hợp được cơng bố cả trên hình thức điện tử và dưới hình thức giấy và văn bản này, được cơng bố dưới hình thức một văn bản hợp nhất, trở thành một văn bàn chính thức và có giá trị pháp lý.
Để tạo thuận lợi cho việc công bổ này, thủ tục lập pháp đã được thiết lập: trước tiên người ta công bố các sửa đổi, bổ sung, sau đó đến lượt văn bản tổng thể và hợp nhất từ các luật, được chuẩn bị bởi các cơ quan lập pháp của Nghị viện và trình lên Nghị viện để thông qua vào kỳ họp sau; cuối cùng là giai đoạn cơng bổ văn bản. Theo cách này, Nghị viện có thể kiểm tra sự chính xác của việc hợp nhất và mọi câu hịi liên quan đến hiệu lực hoặc tính đổi kháng của văn bản hợp nhất được xử lý bời nhà làm luật.
Ở Đan Mạch, bộ có liên quan đến văn bản được chỉ định để công bố văn bản hợp nhất. Một cách tổng quát, một mặt là các sửa
Phần thứ ba. Yêu cầu về tính thống nhất...
đổi, mặt khác là văn bản kết hợp được công bố trong cùng một số trên công báo.
Ở Ba Lan, luật về công bố văn bản pháp luật năm 20051 hàm chứa các quy phạm về hợp nhất. Luật này quy đinh rằng khi một văn bản luật có quá nhiều sửa đổi, bổ sung, Tổng thống có thể tiến hành việc hợp nhất. Các luật hợp nhất được công bố trên công báo và có giá trị chứng cứ.
Các quy phạm chung về hợp nhất cũng được áp dụng đối với các văn bản quy phạm khác được ban hành bởi cơ quan khác có thẳm quyền như Thủ tướng, các bộ trưởng, Hội đồng Bộ trưởng... Quy phạm áp dụng đối kỹ thuật hợp nhất được quy định trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy phạm kỹ thuật lập pháp2.
Chính phủ Áo đã thiết lập một hệ thống thông tin pháp lý đối với các văn bản họp nhất và việc tiếp cận là miễn phí3. Thủ tướng liên bang cùng với các bộ trưởng được ủy quyền tái công bố văn bản trên công báo các luật của liên bang đã được hợp nhất và việc tái công bố này có giá trị bắt buộc phù hợp với quy định của Hiển pháp. Điều đặc biệt thú vị cần lưu ý ở đây là xuất phát từ việc tái cơng bố này, có thể xảy ra các khả năng:
- Sửa đổi các diễn đạt chồng chéo và chỉnh lý các lỗi chính tả;
- Sửa các chú thích và các dẫn chiếu đến văn bản khác cũng như các điểm phi logic;
- Chỉ ra các quy phạm hết hiệu lực, bị bãi bỏ hoặc lỗi thời;
- Quy định các đề mục mới thay thế cách đánh số kiểu cổ điển; - Thay đổi việc định danh các điều, khoản, đoạn vì lý do bổ sung hoặc bãi bỏ một số điều khoản;
1. Công báo 2005.190.1606.
2. Règlement du Premier Ministre du 20 juin 2002, Công báo 2002.100.908.3. http://www.ris.bka.gv.at/bundesrecht. 3. http://www.ris.bka.gv.at/bundesrecht.
XÂY DựNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT...
- Tóm tắt các điều khoản chuyển tiếp nhưng vẫn cịn có hiệu lực pháp luật và công bố chúng một cách tách rời vào thời điểm tái
công bố luật.
Trên thực tế, người ta nhận thấy ở đây có nhiều điểm tương đồng vói kỹ thuật pháp điển hóa.
1.5.3. Hợp nhất và cập nhật các văn bản
Trong nhiều quốc gia, hợp nhất là công việc chủ yếu của các nhà xuất bản tư, chẳng hạn như ở Hà Lan hoặc Na Uy, nơi mà công việc này được bảo đảm bằng hệ thống LOVDATA - khơng có ký tự chính thống.
Đó là hình thức hợp nhất phổ biến nhất trong các quốc gia châu Âu bởi vì trong đa số các trường hợp, việc hợp nhất một văn bàn, không kể đến bản chất pháp lý (luật, nghị định...) thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý việc cơng bố chính thức (gazette, công báo...) và được thực hiện tùy từng trường hợp. Càng có nhiều văn bản được sửa đổi, bổ sung thì càng có nhiều cơ hội cho việc hợp nhất.
Đôi khi như ở Bồ Đào Nha hoặc Estonia, luật áp đặt việc công bố văn bản hợp nhất khi văn bản đã bị sửa đổi nhiều đến mức việc đọc nó trở nên khó khăn nếu khơng muốn nói là khơng thể. Ở Estonia, nghĩa vụ này chỉ liên quan khi có một tỷ lệ phần trăm nào
đó các sửa đổi, bổ sung so vói văn bàn gốc, thường là một phần ba bổ sung so với văn bản gốc. Văn bản hợp nhất được công bố kèm theo việc công bố các sửa đổi, bổ sung mới nhất.
Ở Cộng hịa Síp, việc hợp nhất được thực hiện bởi Cao ủy phụ
thống nước Cộng hòa, chịu trách nhiệm hợp nhất và đơn giản hóa. Các văn bản luật được cơng bố bởi văn phịng Cao ủy về lập pháp, nhưng nó khơng được coi như các văn bản chính thức.
Phần thứ ba. Yêu cầu về tính thống nhất...
Thơng thường, hợp nhất có mục đích cơng bố văn bản có hịa nhập cả các sửa đổi, bổ sung. Đe làm được điều này, người ta bỏ đi phần lý do ban hành, lời nói đầu hoặc văn bản dẫn đề cho các sửa đổi, bổ sung.
Tại hầu hết các nước, các sửa đổi từ ngữ, cấu trúc văn bản (khoản, đoạn, số...) bị nghiêm cấm tuyệt đối. Một vài nước như Italia hoặc Hà Lan sử dụng hệ thống "cập nhật chính thức", theo đó Chủ tịch Hội đồng hoặc bộ trưởng phụ trách phải có ý kiến đồng ý đối với phiên bản hợp nhất của văn bản. Văn bản sau đó được cơng bổ trên công báo bằng cách sử dụng các ký tự cho phép nhận ra phần nào của văn bản đã được sửa đổi, bổ sung. Mặc dù việc cập nhật này là chính thức, nhưng ở Italia, nó khơng có giá trị chứng cứ và pháp lý!
Các khía cạnh kỹ thuật của hợp nhất (sửa, đánh số lại hoặc cấu trúc lại văn bản) liên quan đến nghĩa và cách hiểu văn bản. Đương nhiên, việc hợp nhất trước tiên là một quy trình kỹ thuật và khơng được "phản bội" lại nội dung của văn bản. Tuy nhiên, ở một số nước châu Âu, các cơ quan có thẩm quyền đơi khi được cho phép đánh số thứ tự lại văn bản hợp nhất hoặc sửa các lỗi đơn giản. Tuy nhiên, các văn bản được tái công bố không được coi như các văn bản "đính chính" (ví dụ: xem phần "đính chính" trên Cơng báo Pháp).
1.5.4. Hợp nhất điện tử
Một số nước trong một số năm gần đây viện dẫn đến hợp nhất theo con đường điện tử. Trong một sổ nước, đó là một thực tiễn