Nhóm các giải pháp tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 123 - 125)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHƯNG ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHÁT, ĐỒNG B ộ, MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ

6. Nhóm các giải pháp tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch

pháp luật nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch

và hiệu quả của hệ thống pháp luật Việt Nam

Để tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật có hiệu quả hiện nay ở Việt Nam, chúng tôi cho ràng cần phải chú trọng các giải pháp cơ bản sau:

6.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về công tác phổbiến, giáo dục pháp luật từ Trung ương đến địa phương biến, giáo dục pháp luật từ Trung ương đến địa phương

Trước hết, phải củng cố, hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Kiện toàn lực lượng cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhất là ở cấp cơ sở. Đội ngũ cán bộ này phải đủ về số lượng và phải có chất lượng, đồng thời am hiểu về đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán, tâm tư, nguyện vọng của địa bàn dân cư, đặc biệt là đồng bào các dân tộc.

6.2. Nâng cao chất lượng, đồi mới phương pháp phổ biến,

giáo dục pháp luật cho các đối tượng khác nhau

Qua khảo sát, điều ừa cho thấy phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả nhất ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa là nghe nói chuyên, phổ biến trực tiếp. Bên cạnh đó, phải tăng cường dạy và học pháp luật trong các nhà trường một cách có hiệu quả. Qua tổng kết thực tiễn, hiệu quả giáo dục pháp luật trong hệ thống nhà trường phụ thuộc lớn vào các giải pháp sau đây:

- Bổ sung, hoàn chỉnh nội đung, chương trình giáo dục pháp luật cho phù hợp với từng loại đối tượng, phù hợp với nhu cầu, đòi hỏi của họ trong cuộc sống;

- Giáo dục pháp luật phải được tiến hành đồng bộ cùng với giáo dục văn hóa, giáo dục ý thức chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ;

XÂY DựNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT...

- Kiện toàn lực lượng giảng viên về pháp luật trong hệ thống nhà trường ở nước ta hiện nay.

6.3. Động viên, khuyến khích và tổ chức cho quần chúng nhăndân tích cực tham gia vào các hoại động pháp luật thực tiễn dân tích cực tham gia vào các hoại động pháp luật thực tiễn

Theo đó, việc tổ chức cho nhân dân tham gia vào các hoạt động thực hiện, áp dụng pháp luật, có một cơ chế hợp lý để người dân sử dụng pháp luật bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình chống lại các biểu hiện vi phạm pháp luật, tổ chức triển khai phổ biến, tuyên truyển các văn bản pháp luật mới của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân là những giải pháp quan trọng và hiệu quả. Bên cạnh đó, cần phải đa dạng hóa các loại hình đào tạo pháp luật, bồi dưỡng pháp luật theo chuyên đề hoặc theo đối tượng, nghề nghiệp.

6.4. Tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại vàcác phương tiện thông tin đại chúng vào công tác phổ biến, giáo các phương tiện thông tin đại chúng vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn hiện nay, khoa học và cơng nghệ đang có những bước phát triển nhảy vọt chưa từng thấy, nhất là công nghệ thơng tin, địi hỏi chúng ta phải nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là qua Internet để nâng cao năng suất lao động và giảm mức chi phí cho các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

6.5. Mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động tư vẩn,

dịch vụ pháp lỷ

Hoạt động tư vấn và dịch vụ pháp lý cần được tổ chức sắp xếp lại, đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu và phục vụ có hiệu quả những địi hòi của xã hội như tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, đại diện pháp lý, công chứng...

Phần thứ tư. Định hướng hoàn thiện...

6.6. X ử lý nghiêm minh các hiện tượng vi phạm pháp luật

Để nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân còn đòi hỏi phải xử lý nghiêm minh và các hiện tượng vi phạm pháp luật. Điều đó trước hết có tác dụng cải tạo, giáo dục chủ thể vi phạm pháp luật ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật, đồng thời nhắc nhở mọi người ý thức sống và làm việc theo pháp luật.

III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THÊ ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHÁT, ĐƠNG B ộ, MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)