Xem: Ann Seidman, Robert B Seidman, Nalin Abeyesekers, Soạn thào luật pháp vì tiến bộ xã hội dân chủ: sổ tay cho nhà soạn thảo, Nxb Chính

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 113 - 116)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHƯNG ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHÁT, ĐỒNG B ộ, MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ

1. Xem: Ann Seidman, Robert B Seidman, Nalin Abeyesekers, Soạn thào luật pháp vì tiến bộ xã hội dân chủ: sổ tay cho nhà soạn thảo, Nxb Chính

luật pháp vì tiến bộ xã hội dân chủ: sổ tay cho nhà soạn thảo, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, tr. 112 - 113.

XÂY DựNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT...

công việc khơng thể vận hành. Thực tể đã cho thấy có nhiều trường hợp do thiếu các quy định hướng dẫn về quy trình, thủ tục tiến hành cơng việc mà một số cơ quan nhà nước đã từ chổi tiếp nhận việc thực hiện các quy định của pháp luật. Chẳng hạn, vào thời điểm Luật Đầu tư năm 2005 bắt đầu có hiệu lực, do chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành về thủ tục đăng ký đầu tư nên một số nhà đầu tư đã phải chờ trong một khoảng thời gian khá dài mới thực hiện được quyền của mình1.

Nội dung của các công việc cụ thể luôn đòi hỏi những người tổ chức thực hiện có năng lực tương ứng. Chẳng hạn, có dùng roi thì chó cũng khơng đủ "năng lực" để kéo xe lên dốc được mà phải là ngựa. Chính vì vậy, năng lực của các cơng chức, viên chức chịu trách nhiệm thực thi cũng là một yếu tố hết sức quan trọng. Nếu năng lực của các công chức, viên chức có trách nhiệm khơng đáp ứng theo đúng yêu cầu thì việc tổ chức thực hiện pháp luật rõ ràng bị ảnh hưởng. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thì một trong những lý do cơ bản mà việc thực hiện Luật Doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao chính là do chính các cơng chức nhà nước cũng chưa đủ năng lực nắm bắt được các quy định của pháp luật2. Do đó, ngay từ trong q trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, các nhà lập pháp phải làm rõ các yêu cầu đối với năng lực của đội ngũ cơng chức, viên chức có trách nhiệm thực hiện pháp luật với các câu hỏi như: các cơng việc địi hỏi mức độ chuyên môn như thế nào? các công chức, viên chức hiện tại có chun mơn đó hay khơng? nếu chưa thì cần được hỗ trợ ở mức đơ nào?

1. Ngơ Quý Linh, Luật đầu tư sao còn phải chờ, Tuổi trẻ Online, Thứ Hai,03/07/2006. 03/07/2006.

2. Hoàng Quốc Việt, Thực thi pháp luật: Khoảng trống từ bên trong, Diễn đàn doanh nghiệp, Thứ Bảy, 22/11/2008. đàn doanh nghiệp, Thứ Bảy, 22/11/2008.

Phần thứ tư. Định hướng hoàn thiện...

Một vấn đề khác liên quan rất lớn đến động lực tổ chức thực hiện công việc của các công chức, viên chức chính là lợi ích của các công chức, viên chức trong quá trình tổ chức thực hiện. Các vấn đề như: thực hiện tốt công việc thì cơng chức, viên chức có được đền bù xứng đáng hay không? Các công chức, viên chức có những động cơ riêng nào trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật hay khơng? Có bằng chứng cho thấy có sự xung đột về lợi ích nào không của cán bộ, công chức trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật đem lại?... đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật. Chẳng hạn, thủ tục hành chính với những lợi ích theo kiểu xin - cho đưa lại cho cơng chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiều lợi lộc sẽ là một trong những vật cản lớn nhất trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính ở nước ta. Rõ ràng, nếu "tôi hành dân một lần, tơi được một phong bì, tơi hành dân hai lần, tôi được hai phong bì, thì sẽ tạo nên sự khuyến khích ngược" trong cải cách hành chính1, là cản trở chính đối với mọi nỗ lực cải cách hành chính từ trên xuống.

4.2.3. Có cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật một cách chặt chẽ

Tổ chức giám sát và đánh giá việc tổ chức thực hiện pháp luật cũng là một trong tám tiểu hệ thống quan trọng của một giải pháp lập pháp hoàn chỉnh như đã đề cập ở phần trên. Giám sát và đánh giá chính là cơ chế hữu hiệu để điều chỉnh và xử lý những sai sót có thể có nhằm đảm bảo đat đươc các mục tiêu đề ra.• • •

Ở góc độ từng văn bản cụ thể, giám sát và đảnh giá có rất nhiều ý nghĩa đổi với việc nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật. Đó là cơng cụ để kiểm sốt việc thực hiện pháp luật và đặc biêt là để han chế sư lam auvền của các công chức, viên chức trone

1. Nguyễn Sĩ Dũng trả lời phỏng vấn trực tuyến báo Vietnamnet. Xem: Cải cách hành chỉnh: đột phá từ quy trình hay lợi ích, Vietnamnet, 01/10/2009. cách hành chỉnh: đột phá từ quy trình hay lợi ích, Vietnamnet, 01/10/2009.

XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT...

quá trình tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật Giám sát và đánh giá cũng tạo ra áp lực để các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật phải thực hiện theo đúng bổn phận của mình, tránh trường hợp trễ nải trong việc thực hiện nhiệm vụ. Và giám sát, đánh giá cũng là công cụ để thu thập phản hồi nhằm điều chinh bản thân các quy định của văn bản quy phạm pháp luật

Thực tế cũng đã cho thấy có những bài học thành công trong việc tổ chức thực hiện pháp luật nhờ thực hiện việc giám sát một cách chặt chẽ công tác tổ chức thực hiện pháp luật. Chẳng hạn, lệnh cấm đốt pháo được thực thi một cách khá nghiêm chỉnh ở nước ta một phần là do cơ chế giám sát chặt chẽ từ trên xuống trong hệ thống hành chính với việc xác định trách nhiệm rất rõ ràng1.

Ở góc độ vĩ mơ, cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật gắn liền với việc cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các nhánh của quyền lực nhà nước.

Kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được hiểu là một hệ thống những cơ chế được thực hiện bởi nhà nước và xã hội nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực nhà nước đúng mục đích, hiệu quả. Kiểm soát quyền lực nhà nước bao gồm kiểm soát phạm vi hoạt động của cơ quan nhà nước; kiểm sốt q trình thơng qua và sửa đổi Hiển pháp; kiểm soát tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; kiểm soát những người thực thi quyền lực và cỏ thể kiểm sốt từ bên ngồi và bên trong nhà nước. Kiểm sốt từ bên ngồi nhà nước là kiểm soát từ nhân dân và xã hội, kiểm soát từ bên trong là kiểm sốt do chính nhà nước thực hiện2. Trong hệ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)