Nhóm các giải pháp cho đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động thực hiện và áp

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 101 - 102)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHƯNG ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHÁT, ĐỒNG B ộ, MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ

4. Nhóm các giải pháp cho đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động thực hiện và áp

bộ, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động thực hiện và áp

dụng pháp luật

4.1. Các yêu cầu đặt ra đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật

4.1.1. Thực hiện pháp luật phải đạt được các mục tiêu chính sách

Trong hoạt động xây dựng pháp luật, bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào được ban hành đều nhắm tới những mục tiêu chính sách nhất định. Chẳng hạn, việc ban hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi trên mô tô, xe máy là nhàm giảm thiểu các chấn thương vùng đầu có thể dẫn đến tử vong khi xảy ra tai nạn giao thông. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật yêu cầu các cơ quan chủ trì soạn thảo phải tiến hành thực hiện báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản trước khi tiến hành soạn thảo là nhằm nâng cao tính khả thi của các văn bản quy phạm pháp

luật khi được ban hành.

Khi các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực, yêu cầu đặt ra đối với việc tổ chức thực hiện văn bản này là phải đạt được những mục tiêu chính sách khi ban hành văn bản. Đây là tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá việc thực hiện pháp luật, vì nếu khơng đạt được những mục tiêu chính sách đặt ra thì các quy phạm pháp luật cũng khơng có giá trị thực tế. Chính vì vậy, hiệu quả thực hiện pháp luật trên thực tế là thước đo chính xác nhất đối với một văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành là để hướng hành vi của các chủ thể trên thực tế đến một mục tiêu nào đó chứ khơng phải là để trưng bày hoặc chi để có "đầy đủ" các quy định điều chinh các quan hệ xã hội.

XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT...

Đặc biệt, trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhưng không đạt được những mục tiêu đã định sẽ làm giảm tính nghiêm minh của hệ thống pháp luật, và có thể dẫn tới việc làm giảm ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, vốn là một trong những yếu tố cản trở lớn nhất đổi với hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật.

4.1.2. Chi phí thực hiện pháp luật phải hợp lý

Trong việc tổ chức thực hiện pháp luật thì yếu tố chi phí ln phải được đề cập đến.

Thực tế cho thấy, để đạt được một mục tiêu chính sách nào đó, có thể có nhiều phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, nguồn lực của một quốc gia lại có giới hạn. Do vậy, một trong những yêu cầu cơ bản đặt ra đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật là chi phí thực hiện phải ở một mức độ hợp lý. Song, cũng cần lưu ý là chi phí tổ chức thực hiện ở đây phải được xem xét trên tổng thể tồn xã hội chứ khơng chỉ giới hạn trong khoản chi phí tổ chức thực hiện do Nhà nước bỏ ra.

Để đánh giá mức độ hợp lý của chi phí tổ chức thực hiện pháp luật, người ta thường áp dụng nhiều cách thức khác nhau. Thơng thường, có ba hình thức đánh giá chi phí phổ biến là:

- Phân tích chi phí - lợi ích. Theo cách thức này, lợi ích sẽ được so sánh với chi phí và tiêu chí đánh giá là lợi ích càng lớn so với

chi phí càng tốt. Chẳng hạn như khi phân tích về chính sách bắt buộc người đi mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, thì việc đánh giá tác động sẽ được tiến hành trên cơ sở so sánh chi phí bị ra để thực hiện chính sách này và các lợi ích thu được'.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 101 - 102)