Nhóm các giải pháp cho đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động xây dựng pháp luật

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 82 - 83)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHƯNG ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHÁT, ĐỒNG B ộ, MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ

3. Nhóm các giải pháp cho đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động xây dựng pháp luật

bộ, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động xây dựng pháp luật

3.1. Nghiên cứu, triển khai có hiệu quả hoạt động phápđiển hóa điển hóa

Kinh nghiệm thế giới cho thấy không chỉ Việt Nam phải đối mặt với khu rừng văn bản pháp luật. Thách thức này cho thấy mức độ phát triển của nền kinh tế thị trường cùa Việt Nam và địi hỏi phải có một cách tiếp cận mới để giải quyết vấn đề này trước khi quá muộn.

Để mở đường cho các nỗ lực pháp điển hóa, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đã dự kiến xử lý các vấn đề của rừng văn bản như phân tích ở trên bằng pháp điển hóa theo quy định tại Điều 93.2: "Quy phạm pháp luật phải được rà soát, tập hợp, sắp xếp thành bộ pháp điển theo từng chủ đề".

Vấn đề đặt ra hiện nay là Việt Nam nên thực hiện pháp điển hóa theo cách nào để biến rừng rậm thành một khu vườn ngăn nắp, quang cảnh đẹp, và hữu ích mà người dân và doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm đường đi lại một cách hiệu quả nhất. Là một quốc gia mới tham gia hoạt động này, Việt Nam có thể học hỏi được từ thành công và thất bại của các quốc gia đi trước. Dựa ừên kinh nghiệm quốc tế và tình hình thực tế tại Việt Nam, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau để chương trình pháp điển hóa của Việt Nam có thể thành cơng tốt đẹp:

Thứ nhất, để chương trình pháp điển hóa của Việt Nam được

hiệu quả, thì phạm vi pháp điển hóa phải là "tồn bộ" các quy phạm pháp luật hiện đang được áp dụng và thực thi tại Việt Nam - nghĩa

là khơng chỉ những quy phạm có trong các văn bản quy phạm pháp luật như luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính • phủ, và thơng tư, mà cả những quy phạm trong các công văn và các

văn bản khác không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Mặc dù cả

Nghị định 161/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũ và Nghị định 24/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định rõ ràng hoặc quy định một cách ngụ ý là nghiêm cấm việc sử dụng công văn để ban hành quy phạm pháp luật, nhưng trên thực tế một số lượng lớn công văn và các tài liệu tương tự không phải là văn bản quy phạm pháp luật vẫn đang được sử dụng để ban hành quy phạm pháp luật. Một số trong các văn bản này, mặc dù với ý định đưa ra "hướng dẫn" hay "ý kiến" về việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật nhưng trên thực tế, các văn bản này lại sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật đó với các quy phạm pháp luật bổ sung mới1 hoặc thậm chí là sửa đổi chính văn bản quy phạm pháp luật liên quan để thay đổi quy phạm pháp luật được ban hành trong văn bản quy phạm pháp luật đó2. Nếu chỉ pháp điển văn bản quy phạm pháp luật, thì các cơ quan, cá nhân, tổ chức khơng thể biết được tồn bộ các quy phạm pháp luật đang được thực thi trừ khi các quy phạm được ban hành trong các công văn và tài liệu tương tự cũng được pháp điển hóa cùng với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Phần thứ tư. Định hướng hoàn thiện...

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)