Nhóm các giải pháp tổ chức nhằm đảm bảo tính thống

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 120 - 123)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHƯNG ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHÁT, ĐỒNG B ộ, MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ

5. Nhóm các giải pháp tổ chức nhằm đảm bảo tính thống

nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả của hệ thống pháp luật Việt Nam

5.1. Tăng cường năng lực của các cơ quan pháp chế bộ, ngành

Theo quy định tại Điều 100 Hiến pháp 2013, "... Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lí các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật".

Hàng năm, số lượng văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành ban hành chiếm tỷ lệ rất lớn, khoảng từ 40 - 42% tổng số các văn bản do các cơ quan trung ương ban hành. Trong tình hình hiện nay, thực hiện chủ trương về đổi mới thể chế, hình thành về cơ bản và vận hành thơng suốt, có hiệu quả thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã chi rõ:

"Trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh, xúc tiến đổi mới tỗ chức bộ máy, quy chế làm việc của các cơ quan nhà nước". Xúc tiến mạnh mẽ việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, phải "Xây dựng và thực hiện chương trình đổi mới thể chế trong từng năm. Bảo đảm các văn bản pháp quy cỏ nội dung đúng đắn, nhất quản, khả thi. Chi đạo sát từ khâu soạn thảo, thông qua đến phổ biến, thực hiện và tổng kết.

Đổi mới phương thức và quy trình xây dựng thể chế, cải tiến sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan, coi trọng sử dụng

các chuyên gia liên ngành và dành vai trị trọng yếu cho tiếng nói của nhân dân, của doanh nghiệp".

Để bảo đảm chất lượng và hiệu quả xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành và góp phần vào nâng cao chất lượng của công tác lập pháp, lập quy nói chung thì cần có các giải pháp để nhanh chóng tăng cường năng lực của các cơ quan pháp chế các bộ, ngành theo hướng:

Phần thứ tư. Định hướng hoàn thiện...

- Bảo đảm trong cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành đều có cơ quan chuyên trách về công tác pháp chế để thực hiện nhiệm vụ: Giúp Lãnh đạo Bộ, Ngành lập kế hoạch xây dựng văn bản pháp luật hàng năm và dài hạn; trực tiếp tham gia vào việc soạn thảo các văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, các văn bản pháp quy của Chính phủ và các văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, ủ y ban thường vụ Quổc hội được giao cho bộ, ngành chủ trì; tổ chức rà soát và hệ thống hóa hệ thống quy phạm pháp luật điều chinh các quan hệ thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ; soạn thảo trình lãnh đạo bộ, ngành các văn bản hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật do bộ, ngành ban hành; theo dõi, kiểm tra việc thi hành pháp luật trong phạm vi bộ, ngành và thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các đom vị thuộc bộ ngành quản lý...

- Tăng cường đội ngũ cán bộ có đủ năng lực cho cơ quan pháp chế bộ ngành và tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ pháp chế được đi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ pháp chế.

- Tạo điều kiện về kinh phí, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ quan pháp chế có thể tiếp cận nhanh và đầy đủ với những thông tin, tư liệu trong nước và quốc tế, phục vụ cho công tác xây dựng và thực hiện pháp luật của bộ, ngành.

- Mở rộng các hoạt động hợp tác giữa cơ quan pháp chế của bộ ngành với các cơ quan hữu quan, với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu luật học ở trong nước và quốc tế.

5.2. Thường xun tỗ chức cơng tác rà sốt, hệ thống hóa pháp luật và tổng kết kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện pháp luật luật và tổng kết kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện pháp luật

Hệ thống pháp luật được hình thành và phát triển từng bước, xuất phát từ nhu cầu và tình hình cụ thể của mỗi thời kỳ. Nhu cầu

XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT...

và những điều kiện kinh tế - xã hội luôn biến đổi khơng ngừng, địi hỏi pháp luật cũng phải có những thay đổi tương ứng. Một văn bản pháp luật, một quy phạm pháp luật ở thời điểm này có thể là phù hợp và có tác dụng tốt trong đời sống xã hội, nhưng sau một thời gian nó có thể trở nên lỗi thời, lạc hậu, khơng những khơng cịn tác dụng mà còn gây ra sự thiếu đồng độ, thậm chí mâu thuẫn với các văn bản, quy phạm khác. Ngoài ra, do những nguyên nhân khác nhau, trong hệ thống pháp luật cũng có thể có những sự trùng lặp, chồng chéo và mâu thuẫn nhất định. Vì vậy, cần thiết phải có sự rà sốt và hệ thống hóa pháp luật, để kịp thời sửa đổi, bổ sung và ban hành mới pháp luật là nhu cầu có tính khách quan. Cơng tác rà sốt, hệ thống hóa pháp luật, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật cần được coi là phương thức đặc thù của công tác lập pháp, lập quy và cần được tiến hành thường xuyên ở các cấp, các ngành.

Để thực hiện tốt cơng tác này, địi hỏi phải tiến hành nhiều biện pháp, trong đó có các biện pháp cơ bản là:

- v ề tư tưởng, phải xác định đây là một trong những phương thức cơ bản để bảo chất lượng và hiệu quà của cơng tác xây dựng và hồn thiện pháp luật, vì vậy nó cần được quán triệt rộng rãi và các cấp, các ngành đều có trách nhiệm tổ chức rà sốt, hệ thống hóa và tổng kết rút kinh nghiệm thường xuyên.

- về tổ chức, cần có cơ chế tổ chức hợp lý để bảo đảm cho

công tác này được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả.

- về tài chính, cơng tác rà sốt, hệ thống hỏa pháp luật rất

phức tạp vì số lượng văn bản quy phạm pháp luật rất lớn và được ban hành vào nhiều thời điểm khác nhau, vì vậy cần có sự đầu tư thỏa đáng về con người, về kinh phí và các phương tiện kỹ thuật hiện đại để giúp cho q trình phân tích, tổng hợp, so sánh và hệ thống hóa.

__________________________ Phần thứ tư. Định hưởng hoàn thiện...

#

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 120 - 123)