I. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1. Konrad Adenauer Stiítung, Nhà nước pháp quyền, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2002, tr. 55.
XÂY DựNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT...
trương, đường lơi, chính sách của Đảng. Chính những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, chẳng hạn về phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, đã làm cơ sờ cho sự hình thành những quan điểm và định hướng chiến lược cho sự phát triển của hệ thống pháp luật của đất nước. Văn kiện tập trung nhiều quan điểm và giải pháp chiến lược cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chính là Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật đến năm 2010, tầm nhìn 2020.
Xuất phát từ những nghiên cứu tồn diện về hệ thống pháp luật, nhất là những bất cập của nó nhìn từ những u cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Bộ Chính trị (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-TW, ừong đó đã đánh giá: "Hệ thống pháp luật nước ta vẫn cịn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản chưa cao. Việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu". Trong số những nguyên nhân chính của những yếu kém nêu trên, Nghị quyết nhấn mạnh đến sự thiếu vắng tầm nhìn chiến lược. Vì vậy, Nghị quyết số 48/NQ-TW đã xác định các quan điểm, định hướng và giải pháp chiến lược cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020, với sáu định hướng cho việc xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật mang tính chiến lược và khoa học cao; và hai nhóm giải pháp thực hiện có tính khả thi cao (nhóm giải pháp xây dựng pháp luật và nhóm giải pháp thực hiện pháp luật). Từ đó, cơng tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là việc xây dựng chương trình
Phần thứ tư. Định hưởng hồn thiện...
xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội hàng năm và cho nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII có rất nhiều thuận lợi và thực sự đã mang tính định hướng chiến lược sâu sắc.
Những nghiên cứu, đánh giá ban đầu ba năm thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-TW cho thấy giá trị to lớn của văn bản quan trọng này đối với hệ thống pháp luật nhìn từ yêu càu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu to lớn mà Nghị quyết số 48/NQ-TW mang lại thể hiện rất rõ nét trong lĩnh vực xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-TW ữong những năm qua cũng cho thấy sự thiếu đồng bộ và sự nhận thức có lúc cịn chưa đầy đủ về giá trị to lớn của Nghị quyết này đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Một số định hướng, đặc biệt là "Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân" và "Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân" chưa được triển khai một cách toàn diện và triệt để.
II. CÁC GIẢI PHÁP CHƯNG ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHÁT, ĐỒNG B ộ, MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ