Pháp điển hóa cổ điển

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 37 - 40)

III. KINH NGHỆM QUỐC TỂ VỀ ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHẤT, ĐÔNG B ộ, MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ

2. Tại Hoa Kỳ, một số bộ luật được soạn thảo bởi giới luật gia, ví dụ Bộ luật Thương mại Chung (Uniform Commercial Code hay UCC) Văn bản này

1.4. Pháp điển hóa cổ điển

Trong hầu hết các nước thành viên châu Âu, việc pháp điển hóa là một quy trình theo đó các văn bản pháp luật khác nhau, liên quan đến một chủ đề xác định và tổng quát, phạm vi rộng hẹp khác nhau, được hòa nhập trong một văn bản duy nhất.

Hai câu hỏi đang được đặt ra:

Câu hỏi đầu tiên, liên quan đến khía cạnh bổ sung, là điều gì được chấp nhận và cho phép?

XÂY DỰNG HỆ THÔNG PHÁP LUẬT...

Câu hỏi thứ hai, liên quan đến câu hỏi đầu tiên, là xác định xem cơ quan nào có thể đề xuất và xây dựng một dự án bộ luật.

Việc phân tích một sổ thực tiễn có thể mang đến một vài chi tiết cho câu hỏi này.

Trong tất cả các nước được xem xét, bộ luật là một văn bản đươc chuẩn bi như một dư án luât, tức là đirơc chuẩn bi hoăc bởi9 • ẳ • • / t • •

một ủy ban đặc biệt, hoặc bởi một cơ quan hành chính. Nó được thông qua và công bố bởi một cơ quan lập pháp và hành pháp có thẩm quyền. Pháp điển hóa, trước tiên, bao hàm việc bãi bỏ các văn bản trước đây đã bị thay thế bằng bộ luật mới. Văn bản mới được cơng bố, có hiệu lực như luật, và/hoặc các văn bản pháp quy, từ nay có hiệu lực ưu tiên so với mọi văn bản khác. Đó chính là điều cần • • • phân biệt sự khác nhau giữa hợp nhất và pháp điển hóa.

1.4.1. Bộ luật như một văn bản sáng tạo ra một lĩnh vực• • • o • • «

pháp luật

Các hệ thống pháp luật châu Âu lục địa dành một vị trí ưu tiên cho pháp điển hóa như việc soạn thảo và ban hành một lĩnh vực pháp luật mới, đầy đủ và có tổ chức. Thơng thường nó là các văn bản sáng tạo ra nhà nước pháp quyền. Người ta nói về Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật thương mại, v.v... Việc pháp điển hóa này rất khác nhau, vì lý do quan niệm khác nhau, kỹ thuật soạn thảo khác nhau, nhưng tựu trung lại là quá trình "dọn dẹp" hoặc

"sửa sang" hệ thống văn bản dày đặc.

Trong tình huống đầu tiên này, đó là một dự án liên quan đến một lĩnh vực pháp luật mà chúng ta muốn thể chế hóa và nó đang tỏ ra khơng đầy đủ, thiếu cập nhật. Bộ luật là một văn bản luật có dung lượng lớn, dài hơn, quan trọng hơn một luật thông thường nhưng lại được thơng qua theo trình tự giống như ban hành luật, điều chinh một

lĩnh vực chuyên biệt xuyên suốt văn bản.

Phần thứ ba. Yêu cầu về tính thống nhất...

Lấy ví dụ, chúng ta có thể nêu ra trường hợp Vương quốc Bỉ, Bộ luật thué giá trị gia tăng thông qua bởi luật ngày 3/7/1969. Sau khi thành lập Liên minh châu Âu, yêu cầu đặt ra là cần phải thiết lập ở Bỉ một hệ thống mới trong đó cấu trúc và phần lớn các phương thức áp dụng phải mang tính thống nhất trong nội bộ thị trường chung của liên minh. Cũng có thể nêu ra trường hợp Bộ luật quốc tịch của Bỉ được công bố bởi luật ngày 28/6/1984, tiếp theo một sáng kiến lập pháp nhằm soạn lại một cách tổng thể các quy định về quốc tịch, có tính đến các cơng ước quốc tế khác nhau, các đề xuất và khuyến nghị và một ý chí chính trị mới liên quan đến nhập cư.

Mặt khác, một số quốc gia thiết lập nhiều cấp độ khác nhau của cơng việc pháp điển hóa, như trường hợp Slovakia, nơi đang tồn tại một phong trào "pháp điển hóa lớn" trong trường hợp tạo ra một lĩnh vực pháp luật mới, và "pháp điển hóa đơn giản" nhằm tập hợp các bộ phận của hệ thống pháp luật đang rất "bề bộn", nhưng đang có hiệu lực, vào trong một văn bản duy nhất.

Ngược lại, chúng ta cổ thể nêu ra vài ví dụ về pháp điển hoá: chẳng hạn như ở Manta, vào đầu những năm 1900, đã ban hành 5 bộ luật đến nay vẫn đang có hiệu lực, như Bộ luật hình sự, Bộ luật cảnh sát, Bộ luật tổ chức và thủ tục tổ tụng dân sự, Bộ luật thương mại và Bộ luật dân sự. Các bộ luật này đã được tập hợp từ nhiều nguồn văn bản pháp luật khác nhau, một vài trong số đó đã được ban hành bởi hoàng gia Manta, một sổ khác được ban hành từ thời thuộc địa Pháp và thuộc địa Anh. Các văn bản đã được tập hợp, chọn lựa, soạn thảo và ban hành dưới hình thức một bộ luật.

Tuy nhiên, các văn bản pháp luật gần đây hom trong lĩnh vực này đã được nhận thức và sửa đổi, bổ sung ngoài phạm vi các bộ luật đã tồn tại từ trước, ngay cả khi một số văn bản luật đáng lẽ ra đã phải được tập hợp và pháp điển hóa trong khn khổ cùa các bộ

XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT...

luật này. Ví dụ như Luật bạo lực gia đình tháng 2/2006 khơng được tập hợp vào Bộ luật hình sự1. Một cách tổng quát, các luật mới được công bố với một sổ ký tự kèm theo năm ban hành (ví dụ: Act I năm 2009), các chưcmg cũng được đánh số thứ tự mà không dần chiếu đến một sự phân loại nào đó (ví dụ: Chương 490). Cũng cần phải nói thêm rằng từ nay văn bản luật phải được công bố bàng tiếng Manta và bằng tiếng Anh, trong đó bản bằng tiếng Manta có giá trị pháp lý.

1.4.2. Pháp điển hóa theo pháp luật đương đại

Một cách thường xuyên, để tránh việc lãng phí cơng sức và hoàn thiện một lĩnh vực pháp luật theo các điều kiện tốt nhất về pháp lý và kỹ thuật, việc pháp điển hóa có chức năng kép là một mặt, điều trị các "căn bệnh" của hệ thống quy phạm liên quan đến một chủ đề pháp lý; mặt khác, soạn lại một văn bản luật cũ bàng cách bãi bỏ và hồn thiện nó như trường hợp Tây Ban Nha khi xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự năm 1999. Như vậy, ở Tây Ban Nha, thuật ngữ pháp điển hóa được áp dụng mỗi khi chuẩn bị một dự án bộ luật khơng kể đến nguồn gốc của nó.

Ví dụ: Cộng hịa Séc, Bộ Tư pháp đã chuẩn bị một dự án tái pháp điển hóa tồn bộ Bộ luật hình sự, đã được thơng qua và cơng bố vào đầu năm 2009 bởi Quốc hội. Tương tự đối với Bộ luật dân sự cũng như các văn bản về tố tụng có liên quan.

Một ví dụ khác của pháp điển hóa đối với luật hiện hành mang tính "tri thức cao" đó là trường hợp Bộ luật lao động của Luxembua. Luật lao động của nước này được hình thành từ các văn bản có nguồn gốc đa dạng như luật, nghị định, quyết định, văn bản do cấp bộ ban hành. Bộ luật trở nên quá tải theo thời gian vì sự "lạm phát

của hệ thống văn bản pháp luật".

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)