Yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước pháp quyền đối vói tính minh bạch của hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 27 - 28)

II. YÊU CÀU, ĐÒI HỎI CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN ĐỐI VỚI TÍNH THỐNG NHÁT, ĐỒNG BỘ, MINH BẠCH VÀ

2. Yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước pháp quyền đối vói tính minh bạch của hệ thống pháp luật

minh bạch của hệ thống pháp luật

Những thành tựu của hệ thống pháp luật Việt Nam trong hơn hai thập niên đổi mới vừa qua đã minh chứng cho sự nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo đảm sự minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, so với yêu cầu của công cuộc xây đựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và trong so sánh tham chiếu với các cam kết song phương và đa phương của Việt Nam, nhất là với Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ và với các quy định của Tổ chức thương mại thế giới, đặt ra một sổ vấn đề cần phải khắc phục để nâng cao tính minh bạch của hệ thống pháp luật và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở nước ta phù hợp với mục đích xây dựng nhà nước pháp quyền và yêu cầu của hội nhập quốc tế.

Có thể khẳng định rằng, so với các yêu cầu đòi hỏi của nhà nước pháp quyền, tính minh bạch của hệ thống pháp luật của Việt Nam còn hạn chế, nhất là nhìn nhận từ tính minh xác, tính minh định.

Trước hết, chưa có quy định rõ ràng về việc xác định thế nào là

văn bàn có giá trị áp dụng chung; chưa có quy định chặt chẽ và ràng buộc về việc văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng tải cơng khai trên cơng báo thì mới có hiệu lực; chưa có các quy định cụ thể và rõ ràng về nghĩa vụ đăng tải các điều ước quốc tế trên

XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT...

cơng báo; chưa có các quy định rõ ràng về việc công bố sổ liệu thống kê, quy hoạch xây dựng, sử dụng đất; chưa có cơ chế để tổ chức cho nhân dân thường xuyên tham gia góp ý kiến vào việc soạn thảo văn bản, và đang tồn tại quá nhiều lần dự thảo luật, pháp lệnh

trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Bên canh đó, xét ở tính minh xác, tính minh định thì hệ thống pháp luật vẫn cịn thiếu tính minh bạch. Chính hạn chế này khiến các chủ thể thực sự lúng túng khi thực hiện hay áp dụng pháp luật. Quy trình xây dựng pháp luật vẫn chưa tạo được cho công chúng những tiếp cận và tham gia cần thiết. Các ý kiến của chuyên gia, của các nhà khoa học nói riêng và của cơng chúng nói chung chưa thực sự được cân nhắc và tiếp thu. Mặt khác, tính tích cực cơng dân tham gia xây dựng pháp luật nhìn chung chưa cao.

Trong hoạt động của tòa án, cơ chế "tranh tụng", một trong những cơ chế để tăng cường tính minh bạch trong hoạt động xét xử, chưa được quy định như là một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử. Quy trình xác lập chứng cứ chưa được minh bạch hóa đầy đủ. Việc thực thi pháp luật tố tụng liên quan đến tính minh bạch của hoạt động tịa án cịn có những hạn chế nhất định ảnh hưởng đến việc tổ chức các phiên tịa xét xử cơng khai. Trong thực tiễn tố tụng, còn một số cán bộ tòa án cịn ngại minh bạch hóa hoạt động xét xử. Việc công khai bản án, quyết định của tòa án, pháp luật mới dừng lại ở việc tuyên án cơng khai tại phiên tịa và giao bản án cho những người có liên mà chưa tạo điều kiện cho giới nghiên cứu khoa học pháp lý muốn tiếp cận bản án, quyết định của tòa án một cách thường xuyên, thuận tiện.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)